Nhà Văn Nguyên Ngọc : Những Suy Nghĩ Và Hành Động Trong Cao Trào Văn Nghệ Phản Kháng

Nhà văn Nguyên Ngọc (tên thật là Nguyễn văn Báu), sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội năm 1950. Tốt nghiệp trường Lục quân Khu 5, tham gia chiến trường một thời gian rồi trở thành phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân, khu 5. Tác phẩm đâu tay “Đất nước đứng lên ” xuất bản năm 1956 viết về cuộc chiến đấu của một thanh niên thuộc bộ lạc Bahnar tên là Núp và dân làng Kông Hoa, được trao giải nhất về tiểu thuyết thuộc giải Văn Học 1954-1955 của Hội Văn Nghệ Việt Nam (miền Bắc). Sau đó in tiếp những tác phẩm như  như  : Mạch Nước Ngầm , Rẻo Cao, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng. Năm 1962, là chủ tịch Chi Hội Văn Nghệ Giải Phóng miền Nam Trung Bộ và phụ trách tờ báo Văn Nghệ Quân Giải Phóng Khu 5, sáng tác với những bút hiệu  khác như Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Kim.

Sau 1975, ông ra Hà nội, côøng tác ở tạp chí Văn Nghệ Quăn Đội, rồi phụ trách Ban Thường Vụ Hội Nhà Văn V.N trong cương vị Bí thư Đảng Đoàn. Nhìn lại quá trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ 1956 đến l975, Nguyễn văn Long trong Tự Điển Văn Học V.N. đã nêu nhận định : “Sự quan tâm hàng đầu đến những vấn đề có ý nghĩa trọng đại lịch sử của dân tộc và cách mạng cùng với niềm say mê những tính cách anh hùng khiến cho tác phẩm của Nguyên Ngọc mang tính chất hùng tráng lai đậm nét trữ tình và chất lý tưởng .”

Sau năm 1975, trong sự tan rã của chế độ VNCH miền Nam, và trước những vấn đề nẩy sinh trong cuộc thống nhất đất nước do sự hòa nhập ồ ạt của dân chúng hai miền Nam Bắc sau hơn một phần tư thế kỷ cách biệt vì chia cắt, người cầm bút nói chung đã phải đối diện với những thực tế ngày càng gay gắt. Vấn đề khả năng quản lý và lãnh đạo của các cán bộ miền Bắc trong sinh hoạt xã hội miền Nam. Vấn đề cải tạo Công Thương Nghiệp Tư Bản Tư doanh. Vấn đề tù nhân Cải tạo với sự dính líu liên hệ gia đình của nhân dân cả hai miền. Vấn đề thất bại thảm thương của chiến dịch vận động đi Kinh tế mới (lý thuyết thì rất hay ho nhưng thực tế là cả một sự đầy đọa quần chúng trong tinh thần vô trách nhiệm). Vấn đề thuyền nhân ồ ạt ra đi. Vấn đề hủ hóa của những con người đã từng đóng góp tích cực cho cách mạng. Và đời sống xã hội ngày càng đi xuống về cả mặt vật chất lần tinh thần. Đó là những lý do mà sau 1975,giới cầm bút đã không đưa ra được những tác phẩm có giá trị tiêu biểu, tương xứng với “thành quả vĩ đại” mà chế độ miền Bắc đã đạt được sau cuộc chiến thắng mùa xuân 1975.

Rõ ràng đã có một sự trăn trở trong tâm thức người cầùm bút khi họ nhìn ra xã hội chung quanh, với đầy rẫy những gai nhọn của đời sống thực tế hằng ngày. Và đó hẳn cũng là lý do mà Đảng Đoàn Hội nhà Văn Việt Nam đã phải tổ chức hội nghị một số đảng viên trong Hội để bàn về “Sáng tác văn học” vào tháng 6-1979 để bước đầu trao đổi ý kiến trước khi đem ra thảo luận rộng rãi trước toàn thể hội viên.

Nhân danh Bí thư Đảng đoàn, nhà văn Nguyên Ngọc đã đọc một bản “Đề cương đề dẫn thảo luận ở Hội Nghị Đảng Viên bàn về sáng tác văn học “.

Nếu trước đây, lao mình vào cuộc chiến với “Sự quan tâm hàng đầu những vấn đề “có ý nghĩa lịch sử dân tộc và cách mạng” và với niềm “say mê những tính cách anh hùng”,  Nguyên Ngọc đã viết như một sự đóng góp hăng hái cho cuộc chiến đấu thần thánh, viết như một tuyên dương cho những cá nhân xả thân vì lý tưởng anh hùng cách mạng, thì nay trong bản Đề dẫn kể trên, nhà văn đã có dịp thẩm định lại quá trình sinh hoạt văn học của giới cầm bút với cái nhìn thâm trầm hơn, sâu xa hơn và thoát ly được cái tình cảm bồng bột, say mê vì lý tưởng hơn. ôùng nhận đinh rằng:

“Trong văn học, lồ lộ khá rõ là số phận chung của cả dân tộc, cả đất nước, nhưng còn số phậøn riêng của từng người, từng thành viên trong đội ngũ lớn đó thì còn quá sơ lược, giản đơn. Mặt yêu nước nồi bật lên và đây là chỗ mạnh của văn học ta thời kỳ này như đã nói ở trên nhưng mặt đấu tranh xã hội thì không rõ bằng. Tính thơ lý tưởng của cuộc chiếân đấu được biểu hiện khá mạnh nhưng còn tính sần sùi, phức tạp của đời sống thì yếu hơn. “

Tính sần sùi, phức tạp của đời sống ấy là gì, nếu không là tính cách trở lại với con người đích thực cùng với những nỗi khốn cùng mà con người phải chịu đựng trong chiến tranh.

Thân phận con người như thế, trong một thời gian dài bị khỏa lấp đi vì những nhu cầu của chiến tranh, nhưng khi hòa bình trở lại, nó đã trở thành mối day dứt của những người cầm bút có lương tri khi một mặt phải trực diện với những thân phận đó hiện diện đây rẫy trong xã hội trước mắt, và một mặt khác viết lách vẫn phải nằm trong sự chi phối của tính Đảng, tính cách mạng, để chỉ có thể in ấn được những gì có tính cách “phải đạo”.

Đó là lý do mà Nguyên Ngọc đã phải nêu lên trong bản đề dẫn:

“Chính trong thời điểm này, các lực lượng văn học của ta trước nay đã hình thành được một thế bám sâu khá đẹp trên các địa bàn, ở các mũi nhọn của cuộc sống nay hầu hết đều bị bật ra khỏi các vị trí của mình. Mất liên hệ với đời sốâng chúng ta bỗng bối rối mất phương hướng “, và rằng : “Phải chăng lúc này có hiện tượng không í tphổ biến là người viết văn cứ viết mà không thật tin ở chính điều mình viết ra . “Người là muối mà chính người lại không mặn thì biệt lấy gì để muốí người. ” Văn học nói theo một cách nào đấy là lòng tin. Không có lòng tin lớn thì không bao giờ có thể có văn học lớn. “ (Bản đề dẫn, tháng 6-1979)

Bước sang lãnh vực lý luận, phê bình văn học, một hình thức công an văn hóa nhằm ngăn chặn và triệt tiêu ảnh hưởng của những tác phẩm đi ra ngoài ìề lối văn chương “phải đạo”, cũng trong bản đề đẫn nói trên, nhà văn Nguyên Ngọc nhận định:

“Có lẽ điều đáng lo hơn cả trong tình hình công tác lý luận, phê bình văn học thô thiển kéo dài, là ở chỗ nó đã tạo nên có the ånói là những định kiến xã hội đơn giản, dung tục đối với văn học, xói mòn năng lực thẩm mỹ của người đọc, một khác thấm cả vào chính người cầm bút, xói mòn ý chí sáng tạo, dũng khí sáng tạo nghệ thuật và ý thức trách nhiệm xã hội đứng đắn của nhà văn, tạo nên sự cản trở vừa ở ngoài họ, quanh họ và ở chính họ. “

Trên cương vi một bí thư Đảng đoàn, và với sự mẫn cảm về tình trạng sinh hoạt văn học tồi tệ của một người cầm bút có lương tri, vào thời điểm đó (tháng 6-1979), Nguyên Ngọc tuy mong muốn đi tìm một lối thoát cho sự sáng tạo của người cầm bút, nhưng vì ông vẫn còn tin tưởng ở đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nên phương hướng giải quyết vấn đề của ông vẫn không ngoài sự trông cậy vào sự chỉ đạo của giai cấp lãnh đạo. Ông nhận định :

“Một nguyên nhân khác nữa đã hạn chế những thành tựu của văn học ta vừa qua là ở sự chỉ đạo cụ thể đốí với sáng tác. Nói chung vừa qua. trong chỉ đạo sáng tác chúng ta còn dừng lại ở chỉ đạo đề tài, chưa đi sâu vào chỉ đạo chủ đề hoặc có thì cũng còn khá chung chung. Chỉ đạođề tài là rất quan trọng. Buông lỏng chỉ đạo đề tài sẽ để dẫn đến phủ nhận chức năn xã hội của văn học. Đánh đồng tất cả đề tài tức là phủ nhận sự cần thiếtt văn học phải luôn luôn hướng vào những mũi nhọn nhất của đời sốâng và như vậy cũng không thể nhậøn ra tính đúng đắn sâu sắc của những chủ đề lớn, những nội dung lớn của đời sốâng. Nhấùt là khi trong hiện thực diễn ra những biếân động sâùu, mạnh, phức tạp, thì việc chỉ đạochủ đề càng có ý nghĩa quyết định ” (Đề đắn, tháng 6,1979)

Đúng là lề lối suy nghĩ của bí thư đảng đoàn của một hội nhà văn trong sinh hoạt của một xã hội đã gần một phần tư thế kỷ luôn luôn chịu đựng sự lãnh đạo của Đảng cầùm quyền, phủ nhận khả năng suy nghĩ và cảm hứng tự do đáng tạo của người cầm bút.

Tuy nhiên ngần ấy năm trời trôi qua, từ 1979 đến 1987, hẳn thời gian đãđủ chín mùi để nhà văn Nguyên Ngọc ngày càng cảm thấy khả năng của giới lãnh đạo văn nghệ không phải là vôø hạn, và nhất là sự rung cảm nghệ thuật của họ lại càng không phải là sự rung cảm nghệ thuật của người cám bút chân chính.

Do đó, con người văn nghệ của Nguyên Ngọc hẳn đã đấu tranh kịch liệt với con người Bí Thư Đảng Đoàn, và kết quả là nhà văn Nguyên Ngọc đã nhẩy vô nhập cuộc với phong trào văn nghệ phản kháng tuy trễ tràng hơn một năm sau so với những báo khác, nhưng lại là sự đóng góp tích cực nhất, tiêu biểu nhất, dọn đường để cho nhiều nhà văn phản kháng có cơ hội đưa ra ánh sáng những tác phẩm của mình.

Nhận công tác Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Nhà Văn V.N. từ tháng 6, 1987, nhà văn Nguyên Ngọc phải lèo lái tờ báo ngay đúng thời điểm phong trào văn nghệ đổi mới đang lên cao với những đồng nghiệp nhập cuộc sớm sủa khác như tờ Tiền Phong ,Lao Động Phụ Nữ, Tuồn Tin Tức ở miền Bắc, hay những tờ Đại Đoàn Kết, Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Sông Hương,  Lang Bian,…, ớ miền NamTuy trễ hơn các đồng nghiệp khác hơn một năm sau, nhưng với sự lèo lái của người Tổng Biên Tập Nguyên Ngọc, tờ Văn Nghệ đã mau chóng trở thành ngọn cờ đầu đăng tải những truyện ngắn, những bài ký có nội dung phản kháng sâu xa và mạnh mẽ, gây được sự hưởng ứng hết sức sâu rộng và có tiếng vang rộng rãi cả trong nước lẫn ngoài nước. Sau đây là phần nhận định của nhà văn Mai văn Tạo trong việc đánh giá sự đóng góp của tờ Văn Nghệ trong phong trào văn chương đổi mới:

“Tờ VăÙn Nghệ xông thẳng vào những vấn đề vô cùng bức xúc của con người và xã hội, phanh phui, phê phán và lên án những hành vi xấu xa tội lỗi xúc phạm đến đời sốâng và con người. Khoảng cách giữa đời sốâng và thơ văn trên trang báo dần dần thu ngắn lại. Những bất công xã hội, bọn cường hào mới, kẻ lợi dụng chức quyền vơ vét của công ức hiếp nhân dân được nhìều ngòi bút có lòng còn dũng khí vạch mặt và tốâ giác gắt gao, nghiêm kắc. Cái đêm hôm ấùy đêm gì, Vua lốp,  Tiếng hú con tàu, Tướng về hưu, Công lý chẳng quên ai… tưởng chừng không bao giờ được ra mắt người đời, thì nhiều tháng qua đã phơi bđy trên những trang

Văn Nghệ. Chưa bao giờ báo Văn Nghệ hội tụ được đông đảo người sáng tác trên khắp mọi miền đất nước như thời gian qua. Và chính vì thế,  độc giả từ Bđc chí Nam đã đón nhậän Văn Nghệ như người bạn trung thực, đồng cảm cảnh ngộ oan khuất của mình. Chưa bao giờ  Văn nghệ  được coi là tờ báo của mọi người như  những tháng gần đây.

(Các nhà văn nói về vụ  ” báo Văn Nghệ” – Đất Việt, Canada, tháng 2-1989)

Tuy không đưa ra những tác phẩm trực tiếp đóng góp vào phong trào văn nghệ đổi mới, nhưng ở cương vị Tổng Biên tập của tờ Văn Nghệ, nhà văn Nguyên Ngọc quả đã có công rất lớn trong nhiệm vụ làm đòn bẩy cho những tác phẩm đổi mới có cơ hội bùng lên. Chính vì sự đóng góp lớn lao này mà Nguyên Ngọc bị cất chức một cách mờ ám vào ngày 2-12-1988. Phóng -viên của tờ Tuổi Trẻ ở Hà Nội ngày 4-12-88 đã có dịp gặp nhà văn và nêu câu hỏi:

– Lúc này anh đã thôi là Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ?

Trả lời:

-Chính tôi cũng không xác định được lúc này tôi là gì. Về công việc, tôi không còn là Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ nữa. Cách đây 40 giờ, trong buổi họp đột xuất của toà soạn báo Văn Nghệ do ban Thư Ký Hội Nhà Văn triệu tập, đồng chí Chính Hữu, Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt nam đã đọc quyết định cho tôi “thôi giữ chức” Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ để nhận công tác khác, và cho biết quyết định ấy có hiệu lực ngay sau khi đọc, tức là khoảng 18 giờ ngày thứ sáu 2 tháng 12-1988. Kể từ sáng hôm qua, mồng 3 tháng 12, đồng chí Hoàng Minh Châu, phó Tổng Biên Tập thứ nhất được chỉ định điều hành tờ báo. Nhưng cho tới lúc này, 40 giờ sau khi nghe đọc quyết định, tôi vẫn chưa có trong tay cái văn bản pháp lý mà tôi có trách nhiệm thi hành.

Có lẽ chẳng bao giờ Nguyên Ngọc có được cái văn bản pháp lý ấy. Bởi vì chiều 15 tháng 4 – 1989, trong dịp đến Huế hai ngày, nhà văn Nguyên Ngọc đã được Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên, ngoài sự tham dự của các hội viên còn có các cán bộ giảng đậy đại học, và sinh viên, các thầy cô giáo dạy văn và học sinh, các sĩ quan hưu trí của Câu lạc Bộ Phú Xuân, các phóng viên đài và báo tiếp đón trọng thể và nồng nhiệt. Trong cuộc gặp gỡ này, nhà văn Nguyên Ngọc đã thổ lộ:

-Tôi chấp hành quyết định của Ban Thư  Ký để các anh ấy khỏi nghi tôi muốn bám lấy cái ghế này. Nhưng các anh ấy còn nợ tôi một cái quyết định hợp thức của Ban Tuyên Huấn Trung Ương và Bộ Thông Tin và lý do tại sao đình chỉ công tác Tổng Biên Tập của tôi. Từ đó đến nay, họ vẫn im lặng.

Cũng trong dịp này, nhân có người đề cập đến sự phân hoá trong toà soạn báo Văn Nghệ về thái độ và sự ra đi của nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyên Ngọc đã bùi ngùi kết luận:

– Đọc Pastemak tôi thấy bi kịch Zhivago vẫn là của một người đứng ngoài, đứng trên cả nước Nga mà đau. Còn bi kịch của tôi: một người trong cuộc, đảng viên, cầm súng, nhiệt thành xây đựng chủ nghĩa Xã Hội mấy mươi năm. Thế mà tại sao Tình yêu của chính mình lại bị giày đạp đến như vậy?

Câu hỏi tự đặt ra như vậy, có lẽ không phải vì chính Nguyên Ngọc không tìm thấy câu trả lời, mà ông đã nêu ra như một sự thú nhận. Phải chăng người Đảng viên, người cầm súng, người nhiệt thành với chủ nghĩa xã hội mấy mươi năm, nay trước thực trạng bi thảm của quê hương, đất nước, bỗng vụt nhận ra rằng Đảng ấy, chủ nghla ấy, đã chẳng phải là những giải pháp lý tưởng đem lại cho con người nguồn hạnh phúc và đời sống ấm no đúng như sự mơ ước

của nhiều người.

Nhìn ra được sự thực đó, sau bao nhiêu năm đóng góp với lòng nhiệt tình và đầây hào khí, quả là một bi kịch không chỉ của riêng nhà văn Nguyên Ngọc mà hẳn còn là của nhiều đảng viên và các tầng lớp cán bộ khác.

Phải chăng, chính điều này đã tạo nên một loại tâm thức mới trong hàng ngũ trí thức và văn nghệ sĩ ở quê nhà vốn đã quá chán chường, mệt mỏi với những sự giả trá, khuôn phép một chiều thường vẫn là cái khung ngục tù giam hãm tư tưởng tự do và cảm hứng sáng tạo của người cầm bút. Dựa vào biện pháp cởi mở của nhà nước như một cơ hội cánh cửa ngục tù vừa mới hé ra, văn nghệ sĩ ở trong nước đã mau chóng tìm được lối thoát cho con đường sáng tác hiện đang bế tắc của mình: tự giải phóng ra khỏi khuôn phép văn chương tô hồng hay văn chương phải đạo, trực diện với đời sống của quần chúng để lôi ra ánh sáng cái thực tế thảm thương đã từng bị chính giới cầm bút che đậy, giấu giếm bằng cách tô son vẽ phắn bưng bít từ hàng chục năm qua, và hơn tất cả, đó là sự tìm lại được cái giá tri đích thực, cái nhân cách đích thực, cái dũng cảm đích thực mà văn nghệ sĩ đã từng bị tước đoạt hay vì hèn nhát mà tự mình tước đoạt trong sinh hoạt sáng tác nhiều năm trước đây.

Giới cầm bút trong cao trào văn nghệ phản kháng ở quê nhà, chỉ trong thời gian vỏn vẹn không đẦy 3 năm (1987 đến 1989) đã mau chóng lấy lại được lòng tin cậy của người đọc, và thậm chÍ đã trở thành ngọn đuốc sáng rỡ soi rọi tới được những hoàn cảnh tố tăm, cơ cực của quần chúng, đã trở thành cái phao của quần chúng trong khi họ đang chết đuối giữa sức ép của dòng đời đầy rẫy bất công, thối nát và áp bức.

Hầu hết những tác phẩm quan trọng trong cao trào văn nghệ phản kháng đều đã xuất hiện trên tờ Văn Nghệ do nhà văn Nguyên Ngọc chủ trương. Chỉ riêng một sự kiện Hội Nhà Báo Việt Nam ra quyết định khen thưởng ba phóng sự đăng trên báo Văn nghệ (Gồm Lời khai của bị can của Trần Huy Quang, Tiếng Hú của con tầu của Nguyễn thị Vân Anh, Anh hùng khi đã sa cơ của Hoàng Minh Tường) đã đủ chứng minh sự đóng góp lớn lao của tờ Văn Nghệ trong cao trào này. Và thật là điều dễ hiểu khi người ta thấy mọi giới, bao gồm cả nhà văn, nhà báo và độc giả quần chúng đều tỏ ra vô cùng phẫn nộ khi được tin tờ Văn Nghệ gặp khó khăn (tháng 9-1988 , ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam ra nghị quyết lên án tờ Văn Nghệ là có những lệch lạc nghiêm trọng, và tháng 12-1988, Ban Thư ký của Hội này cách chức Tổng Biên Tập Nguyên Ngọc và thuyên chuyển công tác).,

Ngay từ giữa tháng 9-1988, gần một trăm nhà sáng tác trẻ đã hội họp ở Hà Nội để phản đối nghị quyết lên án tờ Văn Nghệ. Sau đó là 12 nhà văn ở thành phố Hồ Chí Minh, các nhà văn, nhà báo ơ ûLâm Đồng, Phú Khánh, Nghĩa Bình, tờ Sông Hương ở Huế, và đăïc biệt là Hội Nghị  hội Nhà Báo Việt Nam lần thứ 5 tại Hà Nội họp từ 28-11, đến 1-12-1988, tất cả đềâu có ý hướng dứt khoát ủng hộ tờ Văn Nghệ đồng thời phản đối việc làm của ban Cấp hành Hội Nhà văn. Đặc biệt, nhà văn Bùi Minh Quốc, trưởng phân Hội Văn nghệ Lâm Đồng đã vận động lấy được hơn 100 chữ ký của các nhà văn ủng hộ Nguyên Ngọc. Sau đây là một vài ý kiến phát biểu trong vụ Nguyên Ngọc bị cách chức :

Nhà văøn Mai Văn Tạo: Biết tin báo Văn Nghệ “lâm nạn”, Tổng Biên tập bị “hành”, công chúng miền Nam, độc giả thành phố Hồ Chí Minh, tỏ vẻ bất bình, lo ngại như thể bạn mình gặp cảnh khốn nguy. Nhiều người gặp tôi, họ lo lắng hỏi “Văn Nghệ thế nào rồi? Sao kỳ vậy?”. Những người ấy không chỉ là cán bộ, công nhân viên, người có học vấn cao, mà cả những ông thợ cắt tóc ,các bác đạp xích lô… từng yêu mến tờ báo. Tuần báo Văøn nghệ từ cuối

năm 87 đến nay không còn là tờ báo riêng của giới phong lưu và những nhà học giả. Nó còn là món ăn bổ ích và thú vị cho các loại độc giả phía Nam này. Lẽ nào Ban thư ký Hội Nhà văn không thấy ra điều đó?

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng:  Qua việc này, tôi thấy so với các ngành nghề khác thì anh nhà văn, nhà báo nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung, đối với những người đang thực sự làm việc thì bị cách chức quá dễ dàng. Từ đó mà nghĩ đến thân phận của giới này, nói rõ hơn là đối với những người thực sự làm việc của giới văn nghệ sĩ.

Nhà thơ Diệp Minh Tuyền : Tổng Biên Tập đổi mới này mất đi, sẽ có Tổng biên tập

hiện hoặc thay thế.

Dư luận phản đối ồn ào và mạnh mẽ như vậy, nhưng việc cách chức Tổng biên tập của Nguyên Ngọc vẫn được thi hành. Sự kiện này đã cho ta thấy 2 điều:

– Một là: Giới lãnh đạo đã thực sự run sợ trước cao trào đổi mới, trong đóngày càng lôi cuốn được nhiều câùy bút có giá trị với những tác phẩm có giá trị, được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng độc giả.

– Hai là: Biện pháp cứng rắn áp dụng với Nguyên Ngọc đã mở ra một cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe trong giới cầm bút: phe bảo thủ, tiếp tục chấp nhận đường lối lãnh đạo văn nghệ do Đảng đềâ ra và phe đổi mới, đòi hỏi người cầm bút phải có tự do sáng tạo.

Tại Đại Hội Nhà Văn Việt Nam họp từ 23 đến 31-10-1988 tại Hà Nội, cuộc đấu tranh giữa hai phe đã diễn ra rất gay gắt và độc giả có cơ hội được biết đến qua các bài tường thuật của báo chi, đài phát thanh. Bản tin tức tổng hợp từ tin tức các báo, đài, và tự thuật của các nhà văn Thu Bồn, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Vũ ngày 9-12-89 tại Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ đã viết : “Suốt thời gian đại hội, đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai

lực lượng nhà văn: bảo thủù và iến bộä, và sự phản đối mạnh mẽ có hiệu quả của lực lượng nhà vờn tiến bộ đốiÙ với mọi sự áp đặt phản dân chủ, thậm chí cả sự chụp mũ .”

Nhìn chung kết quả của Đại Hội, phe bảo thủ đã thất bại nhiều điều:

1/ Lập sẵn một danh sách Ban Chấp Hành gồm 30 người định vận động thông qua nhưng bị bác bỏ.

2/ Dự định không để Đại Hội bầu chức Tổng Thư Ký mà để cho Ban chấp hành tự bầu ra. Kết quả, đại hội cũng bác bỏ và chức vụ này cũng do Đại Hộibầu trực tiếp.

3/ Ba nhân vật bị phe bảo thủ dưới sự chỉ đạo ở trên mong muốn loại ra (Nguyễn Quang Sáng, Xuân Cang, Nguyên Ngọc) nhưng đã đắc cử với số phiếu cao nhất.

4/ Ba nhân vật được phe bảo thủ ủng hộ và sự chỉ đạo ở trên cố ý đưa vào ban chấp hành đều bị rớt đài (Anh Đức, Trần Bạch Đằng, Bằng Việt).

Trong khi đó, phe tiến bộ ngoài việc ngăn chặn những mưu đồ đen tối trong đại hội, còn nêu lên được những tiếng nói dõng dạc, thể hiện quyết tâm đi tới của những người cầm bút can đảm:

1/ Một nữ thi si trẻ ở Huế yêu cầu Đại Hội làm sáng tỏ vụ nhà văn Bùi Minh Quốc, trưởng phân hội Văn Nghệ Lâm Đồng bị khai trừ khỏi đảng vì “tội” đã vận động lấy hơn 100 chữ ký của các nhà văn để ủng hộ Nguyên Ngọc.

2/ Một nhà văn trẻ yêu cầu Trần Trọng Tân, trưởng Ban Văn Hoá – Tư Tưởng Trung ương Đảng phải kiểm thảo vì đã để xẩy ra những vụ đàn áp như ở trên cùng các vụ khác nữa nhưng làm ngơ.

3/ Các nhà văn Thu Bồn, Bửu Tiến, Bùi Minh Quốc, và nhất là Dương Thu Hương đã đọc những bài tham luận nẩy lửa, được đại hội đánh giá là “sâu sắc nhiệt huyết và cảm động”

4/ Tạp chí Sông Hương (Huế) bi kết 8 tội và bỊ đóng cửa, qua Đại Hội, đã kể như không có tội nào và đang làm thủ tục tái xuất bản.

51 Nhà văn Nguyên Ngọc bi cách chức, nay trở thành một trong ba nhà văn tiến bộ được đắc cử cao phiếu nhất và ở vào vị trí trực tiếp lãnh đạo của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tuy nhiên, Bản Tin Tức dù lạc quan đến đâu, cũng vẫn phải kết luận:

“Lực lượng nhà vănđổi mới,  tiến bộ đã thắng lơir bước đầu. Cuộc đấu tranh cho đổi  mới còn đang tiếp tục trên lên trên con đường đầây chông gai “

Con đường chông gai ấy, dĩ nhiên có nhiều trở lực xuất phát từ giới lãnh đạo bảo thủ, trì trệ, chỉ nhìn thấy quyền lực mà không thấy sự khát vọng lớn lao của tuyệt đại đa s’ố quần chúng, nhưng trở lực trước hết phải kể đến chính cá nhân của mỗi con người trong giới cầm bút. Họ phải biết cảm thông sâu sắc với quần chúng, phải biết đứng về phía quần chúng để tự lột xác chính mình. Trong thời gian gần đây, đời sống quanh ta đã có biết bao nhiêu là đổi thay mãnh liệt. Người cầm bút phải tự bước ra khỏi cái ốc đảo của mỗi người để hoà nhập vào đời sống đang chuyển mình. Bởi chỉ ở vị trí mới đó, người cầm bút mới có thể hoàn thành được chức năng của mình. Phải chăng, cũng chính vl chia xẻ với nhận thức này, mà trong

” Cuộc trò chuyện cuối năm với Quốc Dũng và Bế Kiến Quốc” được đăng tải trên tờ Văn Nghệ (Tổng biên tập hiện thời là Hữu Thỉnh)  số Tết Canh Ngọ ra ngày 13-1-1990, nhà văn Nguyên Ngọc đã thổ lộ:

“Những năm gần đây, tôi thấy viết càng khó hơn. Lần này thì có lẽ không phải chỉ vì “tính trời”; tôi thấy cần tìm cho mình một tiếng nói khác, một ngôn ngữ nghệ thuật khác. Quanh tôøi, và trong tôi đã có biết bao thay đổi không nhỏ, không giản đơn. Phải viết khác. Mà đối với người cầm bút đã có nghề đôi chút, thì có lẽ không có gì khó hơn là viết được khác đi. Đó là “thay máu” như anh Nguyễn Minh Châu từng nói.

Quả là quanh con người và trong con người của mỗi nhà văn đã có biết bao nhiêu thay đổi không nhỏ, không giản đơn. Khát vọng về một đời sống tốt đẹp hơn, về một sinh hoạt xã hội có đầy đủ tự do dân chủ đã như một cao trào không thể ngăn cản được của con người đang chuẩn bị bước vào một thế kỷ mới. Nhà văn Việt Nam, hay giới cầm bút nói chung, dù ở bất cứ nơi nào trên mọi phần đất thế giới không thể không nhìn thấy khuynh hướng đó và không thể không “thay máu” để chia xẻ nhịp tim đập chan hoà niềm tin mới về một vận hội mới của tương lai dân tộc. Niềm tin đó, khôøng chỉ là mối ấp ủ riêng tư của Nguyên Ngọc hay những nhà văn, nhà thơ trong phong trào văn chương đổi mới ở quê nhà, mà hẳn còn là những ước mơ của toàn thể người Việt Nam vẫn từng thiết tha đến tiền đồ của dân tộc.

Nguồn: Nhà văn Nhật Tiến

Share this post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print
Share on email

Leave a Reply