Nhớ mua hai vé lên mặt trăng
Nếu không quá đắt
Bạn nhất thiết phải đến Vancouver vào tháng bảy
Trước cơn mưa, bạn phải đứng nhiều giờ trên cây cầu
Nổi tiếng ở Cựu Kim Sơn, phải ngồi ăn
Trong hiệu vịt tiềm ở Bắc Kinh
Phải leo một lần lên núi Phú S
ĩVà đừng quên Hy Mã Lạp Sơn
Bạn phải nhìn thấy nhân dân tìm lại tiếng nói của mình
Bạn phải tới trước ngôi mộ của người lính cũ
Chết thay chúng ta
Bạn phải bay qua Texas, đứng trên căn gác chiều mưa giông long lanh sấm sét
Nụ hôn đầu tiên, bạn phải tìm cách yêu một người đàn bà
Da đen, hay một người đàn ông
Da đỏ, hay uống một tách trà
Pha sữa giữa những người du mục Hồi Giáo
Trên sa mạc Sahara
Bạn phải đạp xe qua đường Trương Minh Giảng
Trước nhà thơ Ba Chuông
Và tha thứ cho một lỗi lầm ngu dại
Nhớ bỏ thêm vài cọng ngò gai
Vào tô phở cuối cùng
Bạn phải nghe trước sân đình một đêm quan họ Bắc Ninh rồi chết
Bạn phải hỏi cho biết cách làm tình
Trên mặt nước hay trên cát
Ở một cô gái Ai cập, phải nếm thử rượu vang
Miền Nam nước Pháp, bạn đã bao giờ
Ngủ dưới sao trời Hy lạp?
Bên cạnh một người đàn ông da trắng khỏa thân, không biết tên gì, đã lần nào
Cưỡi chiếc xe đạp của ông già mình, đạp xe qua cánh đồng
Lúa rì rào trước bình minh, bạn phải tìm lại cho được
Bến đò cũ, mất tăm
Về thăm sông Hương đi một mình qua cầu Tràng Tiền
Ghé cửa hàng sách Nữu Ước, nơi ngày trước
Bạn từng mua một tập thơ, nhưng không bao giờ đọc
Trong không gian thơm lừng mùi hoa cúc
Bạn đã từng làm được bao nhiêu việc?
Nếu đến năm mươi tuổi, bạn làm bốn mươi việc, bạn có thể chết được rồi, như vậy
Đâu có gì phải sợ hãi. Có thể thêm một việc nữa cuối đời
Ngồi uống ly cà phê sữa, ngồi khơi khơi, trong con hẻm nhỏ, trước ngôi nhà một người thiếu nữ, trưa nắng vàng, có chùm hoa giấy.
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG CỦA TÁC GIẢ:
- THẠCH THẢO NGẮT RỒI, EM NHỚ CHĂNG? – Phạm Thị Hoài
- VÔ CÙNG DỊU DÀNG HOÀN TOÀN NGUY HIỂM
- Nhà Văn Nguyên Ngọc : Những Suy Nghĩ Và Hành Động Trong Cao Trào Văn Nghệ Phản Kháng
- Ý Nhi và những bến bờ của sáng tạo
- Nhà thơ Hoàng Hưng – Một khởi đầu của thơ cách tân
- ĐÊM TRỰC
- TRÀ ĐÓA: MỘT CUỘC CHIẾN KHÁC
- VẤN ĐỀ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
- MÙA HÈ ĐỎ LỬA
- LÊN MƯỜI
- EM BÉ LÊN MƯỜI TRONG TRẠI TẬP TRUNG
- Thời Báo (Đức): Không “gãi ngứa” được Lê Thanh Hải, Nguyễn Phú Trọng đem Tất Thành Cang ra trút giận
- Ts Đinh Xuân Quân: Cuộc Họp Mặt Trung – Mỹ ngày 22-23 Tại Anchorage – Alaska
- Chuyện bên đống lửa sưởi
- TRÍ THỨC – HÈN YẾU HAY HÈN HẠ?
- BẦY CÁO BẠC
- THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU – ĐINH THỊ NHƯ THÚY: SINH RA LÀ TỰ DO
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI: Nguyễn Thị Thanh Bình
- ELIZABETH BISHOP: NGHỆ THUẬT ĐÁNH MẤT
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- BÀI THƠ ĐỒNG TÂM
- BÀI THAM KHẢO: PHẠM CHÍ DŨNG CHỐNG HAY BẢO VỆ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
- Khải Minh: Ngày nào thơ Việt Nam chưa có lý thuyết mới thì…
- VŨ THÀNH SƠN, KẺ KHÁC BÊN TRONG CHÚNG TA
- Võ Phiến: Yêu Và Đọc
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI
- THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU: INRASARA
- Chúng Ta May Mắn Nhưng Chúng Ta Không Biết
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI: ĐỖ QUYÊN
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI: NGUYỄN LƯƠNG VỴ
- VIẾT VỀ NHÃ CA, TRẦN DẠ TỪ
- VỈA HÈ VÀ DÒNG SÔNG
- VĂN HẢI NGOẠI SAU 1975 (233): ĐINH QUANG ANH THÁI – VỀ MỘT CHUYẾN ĐI NGA
- PHAN VŨ – PARIS VÀ HÀ NỘI
- THƠ TRẦN HOÀNG PHỐ
- THƠ DỊCH VỚI THANH TÂM TUYỀN
- THƠ HOÀNG VŨ THUẬT
- BABEL 2020 HAY VIRUS BIẾN DỊ CỦA THẾ KỶ 21
- NHÀ VĂN THẠCH LAM: MẠNH HƠN CÁI CHẾT
- TƯỞNG NIỆM BA NĂM NGÀY MẤT LƯU HIỂU BA, 2017-2020
- TÚY HỒNG (12. 10. 1948- 19. 7. 2020)
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Ngô Tự Lập
- Võ Phiến: Cái Còn Lại
- Nguyên Ngọc- Đồng Bằng
- TÙY BÚT 1:TRONG BÓNG MÁT CỦA BỨC TƯỜNG
- Chạy Chậm
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Nguyễn Trọng Tạo
- Truyện Ngắn Nguyễn Đặng Mừng
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Văn Giá
- THƯ GỞI CON TRAI
- MARY OLIVER, BẠN BIẾT MÌNH CẦN PHẢI LÀM GÌ
- ĐỌC THƠ NAOMI SHIHAB NYE: LÒNG TỬ TẾ
- MAI VĂN PHẤN, CUỘC ĐỜI QUYẾN RŨ
- NGUYỄN TRỌNG TẠO, MỘT CÂY SI VỚI MỘT CÂY BỒ ĐỀ
- TRẦN DẠ TỪ, THUỞ LÀM THƠ YÊU EM
- TRẦN NHUẬN MINH, LỊCH SỬ VÀ SỐ PHẬN
- HOÀNG HƯNG, NGƯỜI VỀ
- HOÀNG TRẦN CƯƠNG, NGÔN NGỮ QUÊ HƯƠNG
- CĂN BẾP CỦA MẸ TÔI
- DU TỬ LÊ, MẸ VỀ BIỂN ĐÔNG
- BÀI THƠ TỰ DO
- BÀI THƠ ĐỒNG TÂM
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI