HAIKU

Nguyễn Đức Tùng

TẾT

Chiều xuống trong ngõ hẻm

Một con bướm

Bay giữa những người ngồi đánh bài

ĐỖ QUYÊN

Tết nào đây chứ Tết Việt Nam thì có lẽ đây là lần đầu tiên người ta đón tết bằng… bướm! Lại là được viết cho năm… Chuột! (Cùng tác giả này, trước Tết đã quậy tung làng thơ Việt Nam bằng một bài về Chim!)

Sự liên tưởng nếu không “nhảm” (kiểu “chim chuột” hay “chim bướm”) sẽ làm mất vui, nhưng sẽ giữ cho cả các bài thơ tính luận đề của nó.

Con bướm trong văn hóa và triết lý – từ hơn hai ngàn năm nay – đã bị Trang Tử hoá. Mà có lẽ làm dáng là nhiều. Trong chúng ta ai mơ thấy bướm thử giơ tay hay giơ… mouse lên thử coi?

Gần đây, hồi năm 1972 bướm đã từng bị khoa học hóa “Về khả năng dự báo: Một con bướm tung cánh ở Brasil có thể tạo ra giông tố ở Texas ?” nhưng thực ra đó chỉ là chuyện nhảm!

Nhưng bướm trong thơ thì vô vàn và không nhảm chút nào, không làm dáng bao giờ.

Không Nguyễn Bính:

“Tơ hong nàng chả cất vào

 Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang”

thì Phạm Tiến Duật:

“Nước khe cạn bướm bay lèn đá”.

Và nhiều tác giả thơ mộng khác.

 Tôi tin là Bướm vừa thơ mộng vừa triết lý (có thể không đội nón Trang Chu) thì từ sau “Tết” (Mậu Tý 2008) này, trong thơ chúng ta có Nguyễn Đức Tùng.

“Ngỏ hẻm” và ‘chiều’ giải thích cho vấn đề của việc đánh bài thì không cần có thơ Nguyễn Đức Tùng. 

Nhưng con Bướm (bay giữa những người đánh bài trong ngày Tết trong một ngõ hẻm khi chiều xuống) sẽ trở thành một biểu tượng độc đáo trong thi ca haiku Việt Nam của Nguyễn Đức Tùng.

2. COI PHIM

Nhân vật đáng yêu nhất

Đã bị bắn chết

Tôi lững thững xuống bếp

Pha trà

ĐỖ QUYÊN (1)

Ý lớn gặp nhau: đây là một ý tôi định nói hôm qua: dòng parody của thơ VN hiện đại khởi đầu là Đỗ Kh. (nhưng không mang tính luận đề và phê phán, chỉ nghiêng về xã hội và văn chương), đến Lý Đợi, Bùi Chát và gần đây thêm Đặng Thân, etc…thì tăng tính luận đề, nhưng thiên về chồng đối chế độ, xã hội, mà Nguyễn Đức Tùng trong một bài viết của chàng cho là hơi có tính phá phách. Nhưng dòng này có cái hay là đậm chất dân gian, đạt đến sự kì cùng của Giễu nhại và có một số tính nghệ thuật khác (lặp lại, nhái).

Đến Nguyễn Đức Tùng, dòng parody của thơ VN hiện đại hoàn toàn chuyển phong cách, nó mang đậm chất Tây phương, tính triết lý trong thơ rất cao, mang tầm tư tưởng lớn, do hài hước humour nhẹ nhàng, sắc bén nhưng lại không ác độc như kiểu Á Đông, lãng đãng hiền triết như Văn minh Hy Lạp La Mã xa xưa. Với khoảng vài chục bài có khuynh hướng parody đang có, Nguyễn Đức Tùng đang là một tác giả nổi bật của văn chương hậu hiện đại dòng parody thơ VN. Nhưng rất ít người đủ sức nhận ra điều này. Cả chất Luận đề và chất Giễu nhại đều vô cùng nhẹ nhàng, dụng công về Ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật khác của anh rất tinh tường, rất khó nhận ra. Khi nào mở Hội luận về văn chương, Đỗ Quyên sẽ có một “cửa” về điều này để các nhà tuyên truyền về hậu hiện đại đến …”học”. Ha ha.

Nhân Nguyễn Đức Tùng có nhắc đến thơ Lê An Thế (talawas Chủ Nhật), Đỗ Lê Anh Đào, và web của Mai Văn Phấn, nên Đỗ Quyên xin bàn tiếp.

Share this post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print
Share on email

Leave a Reply