Thời đi học, tôi ở chung phòng với hai đứa bạn khá thân. Yang từ Hongkong, thích ăn mì gói Đại Hàn, Li từ Đại Hàn thích ăn mì gói Thái Lan, còn tôi không ăn mì gói Thái Lan vì ghét hải tặc, nên chỉ ăn mì Hongkong. Chúng tôi cùng học chương trình PreMed, dự bị y khoa. Yang sinh ra và lớn lên ở Hongkong, học trung học ở đó, du học ở Anh, lấy bằng cử nhân rồi đến Canada, chuẩn bị thi vào trường. Sau này anh không đủ điểm TOEFL, hồi đó đòi rất cao, hình như 600, theo hệ thống điểm cũ, nên chuyển qua học tiến sĩ hóa sinh, rồi trở về Hongkong dạy đại học. Anh là một người thông minh và tốt bụng, học rất giỏi.
Chúng tôi thường cãi lộn về chính trị, Li từng biểu tình chống Mỹ can thiệp vào Nam Hàn, đòi Mỹ rút quân, anh không biết rằng chỉ cần Mỹ rút quân thì Bình Nhưỡng sẽ xua quân chiếm Seoul trong hai ngày và bọn sinh viên biểu tình sẽ bị bắt nhốt hết. Yang không chống Mỹ cũng không chống Anh nhưng hô hào việc Hongkong trao trả lại cho đất mẹ Trung hoa. Đất mẹ Trung hoa đối với anh không phải là Trung hoa dân quốc Đài Loan mà là Trung hoa lục địa của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, người đàn áp đẫm máu sinh viên Thiên An Môn trước đó vài năm. Anh yêu nước đến nỗi coi việc Hongkong là thuộc địa của Anh là một nỗi nhục, và thà chịu hy sinh tự do hạnh phúc của người dân Hongkong để giữ cái sĩ diện của một nước độc lập.
Cả Li và tôi đều không đồng ý với quan điểm ấy. Thế là cả ba cãi nhau mỗi ngày văng cả nước bọt, trừ lúc cặm cụi học thi, nhưng trong bụng thì vẫn quý nhau lắm. Khi Hongkong được trao trả cho Trung Quốc ngày 1 tháng 7 năm 1997, Yang bay về ngay và hào hứng tham dự vào phong trào ủng hộ chính quyền mới. Ba năm sau, anh thất vọng, nhận ra rằng, như trong cách nói của chính anh, độc lập chẳng có nghĩa cái fucking con mẹ gì cả so với tự do, không sợ hãi. Tự do, chúng mày nghe chưa. Anh hét lên trong điện thoại với tôi. Đó là lần cuối chúng tôi nói chuyện với nhau. Sau đó mất liên lạc. Gần đây nhìn những đoàn người biểu tình chống luật dẫn độ ở Hongkong, hàng trăm ngàn người, có lúc lên đến hơn một triệu người, tôi nhớ lại người bạn cũ. Tôi cố tìm trong hình ảnh đám đông khuôn mặt tươi cười điển trai của Yang, hơi xanh vì thiếu ăn, vì suốt hai năm chúng tôi chỉ ăn mì gói, mà anh lại khoái mì Đại Hàn, thứ cay và mặn nhưng theo tôi ít dinh dưỡng hơn mì Hongkong, nhưng nhìn mỏi mắt không thấy anh đâu. Tất nhiên là không thấy, nhưng tôi vẫn hy vọng như thế. Bây giờ thì tôi tin anh đang đi giữa đám đông ấy. Yang, cố lên đi, bạn.
Nguyễn Đức Tùng
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG CỦA TÁC GIẢ:
- TRĂNG MÀU MẬN CHÍN
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI
- THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU: INRASARA
- Chúng Ta May Mắn Nhưng Chúng Ta Không Biết
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI: ĐỖ QUYÊN
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI: NGUYỄN LƯƠNG VỴ
- thư mời và thư cám ơn
- Trang thơ Trần Mạnh Hảo
- Nguyễn Trọng Tạo – Tuổi hợi cầm tinh
- thơ nguyễn trọng tạo
- vài khía cạnh đặc thù của 20 năm văn học miền nam
- VIẾT VỀ NHÃ CA, TRẦN DẠ TỪ
- NẤU ĂN TRONG ĐÊM
- NHỮNG DI CỐT CUỐI CÙNG CỦA BOUDAREL ĐÃ VỀ ĐẾN BIỂN ĐÔNG
- VỈA HÈ VÀ DÒNG SÔNG
- VĂN HẢI NGOẠI SAU 1975 (233): ĐINH QUANG ANH THÁI – VỀ MỘT CHUYẾN ĐI NGA
- PHAN VŨ – PARIS VÀ HÀ NỘI
- THƠ TRẦN HOÀNG PHỐ
- THƠ DỊCH VỚI THANH TÂM TUYỀN
- MƯỜI SÁU BÀI BỐN CÂU – THƠ NGUYỄN HÀN CHUNG
- THƠ HOÀNG VŨ THUẬT
- BABEL 2020 HAY VIRUS BIẾN DỊ CỦA THẾ KỶ 21
- THƠ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
- TÔI KHÔNG THỞ ĐƯỢC
- THƠ LINH VĂN
- NHÀ VĂN THẠCH LAM: MẠNH HƠN CÁI CHẾT
- TƯỞNG NIỆM BA NĂM NGÀY MẤT LƯU HIỂU BA, 2017-2020
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Ngô Tự Lập
- HOÀNG THỊ THU THỦY: MỘT BÀI THƠ HAY
- Võ Phiến: Cái Còn Lại
- HAIKU
- Nguyên Ngọc- Đồng Bằng
- Tùy Bút Nguyễn Đức Tùng: Cà Phê Vỉa Hè
- TÙY BÚT 1:TRONG BÓNG MÁT CỦA BỨC TƯỜNG
- Chạy Chậm
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Nguyễn Trọng Tạo
- Truyện Ngắn Nguyễn Đặng Mừng
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Văn Giá
- THƯ GỞI CON TRAI
- MARY OLIVER, BẠN BIẾT MÌNH CẦN PHẢI LÀM GÌ
- ĐỌC THƠ NAOMI SHIHAB NYE: LÒNG TỬ TẾ
- MAI VĂN PHẤN, CUỘC ĐỜI QUYẾN RŨ
- NGUYỄN TRỌNG TẠO, MỘT CÂY SI VỚI MỘT CÂY BỒ ĐỀ
- TRẦN DẠ TỪ, THUỞ LÀM THƠ YÊU EM
- TRẦN NHUẬN MINH, LỊCH SỬ VÀ SỐ PHẬN
- HOÀNG HƯNG, NGƯỜI VỀ
- HOÀNG TRẦN CƯƠNG, NGÔN NGỮ QUÊ HƯƠNG
- Vàng xưa đầy dấu chân
- TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC ĐỒNG KHÁNH
- NGƯỜI ĐÀN BÀ SỐNG TRONG CHIẾC GIÀY
- CĂN BẾP CỦA MẸ TÔI
- DU TỬ LÊ, MẸ VỀ BIỂN ĐÔNG
- BÀI THƠ TỰ DO
- BÀI THƠ ĐỒNG TÂM
- 103. THƠ TÌNH THỨ BẢY
- Ý TƯỞNG BAN MAI
- NGƯỜI ĐÀN BÀ SỐNG TRONG CHIẾC GIÀY
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI