nguyễn đức tùng
6. Table Talk
Viết, để làm gì?
– Để phá vỡ sự im lặng.
Sự im lặng có cần thiết không?
– Bao giờ cũng cần thiết, trừ im lặng giả dối, thực ra che đậy sự khiếp nhược.
7. Table Talk
Có hai loại người đặc biệt xuất hiện ngày càng đông: những người khiếp nhược, giỏi nguỵ biện cho quyền lực, và những kẻ táo tợn, giỏi ngụy biện hơn nữa, chỉ thấy mình là trung tâm, egocentric, chỉ lo săn sóc cho bộ lông sặc sỡ của mình.
8. Your story, even memoir, is not only about your encounters, your events and emotions in your life. It relates to other stories and other people. It is not about you.
You are vvriting a poem or a story from your ovvn life but for other people in their ovvn lives.
it is simply natural that emotion is paying attention to details.
9. Chủ nghĩa hậu hiện đại: giễu nhại là một trong vài cốt tủy của chủ nghĩa hậu hiện đại, như một phương pháp. Bây giờ nó trở thành gánh nặng, khắp nơi.
Tôi đã tìm cách bỏ quăng gánh nặng này, mười năm trước. Nhưng có thể quay lại, nhấc lên thử.
10. Bạn có nhớ lại và có nhớ các nhân vật trong văn chương của chính mình không? Bây giờ họ ở đâu? Cô Loan ở đâu? Còn cô Grace?
11. Table Talk
Làm một bài thơ là một quá trình. Không phải một lần là xong.
Dù khi viết bạn chỉ cần ngồi xuống và viết trong năm phút hay bạn viết đi viết lại trong năm năm thì bao giờ đó cũng là quá trình gồm nhiều bản nháp. Rất ít một câu thơ nào có thể xuất hiện một cách tự nhiên, có thể, nhưng hiếm. Hầu hết những câu thơ tự nhiên là được làm ra cho tự nhiên:
Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây
Là một câu thơ tuyệt hay của Lưu Trọng Lư. Lời và âm điệu đều tự nhiên nhưng tôi nghĩ rằng để viết nó nhà thơ đã từng làm nhiều bản nháp về nó. Công việc sắp xếp một chữ, các chữ của một câu là công việc hệ trọng bậc nhất của một tác giả, trong thơ hoặc trong văn xuôi.
Hầu hết khi chúng ta đọc bao giờ cũng lướt qua và lập tức nắm được ý nghĩa tổng quát. Cũng như vậy khi nghe một người nói chuyện, chúng ta không nghe hết từng chữ một mà vừa nghe vừa đoán, vừa nghe vừa tiên đoán những chữ sắp tới và bao giờ chúng ta cũng đúng hoặc gần như vậy. Nhưng câu văn và câu thơ không phải là những câu nói tự nhiên. Chúng được sắp xếp sao cho hiệu ứng thẩm mỹ của chúng được đạt đến mức cao nhất.
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Là một câu phi thường của Thanh Tâm Tuyền. Tôi chưa thấy ai nói thế. Không những ý tưởng mới, hình ảnh mới, mà cách nói cũng giản dị, tự nhiên. Câu thơ ấy không thể sắp xếp theo một cách nào khác nữa. Tôi không tin rằng ngay từ câu đầu tiên, Thanh Tâm Tuyền đã viết đ ư ợc như vậy.
Tô Thùy Yên và Hoàng Cầm tu từ lộ ra. Thanh Tâm Tuyền và Bùi Giáng thì kín.
Here I am in the garden laughing
an old woman with sagging breasts
Tôi đứng đây trong vườn nhà cười phá lên
mụ đàn bà với đôi ngực xệ
Grace Paley nói về mình, tất nhiên, nhưng rõ ràng là đang nói về chúng ta, đàn bà và đàn ông, straight or gays, ngoan hay bướng.
Tưởng đó là một câu thơ tự bật ra, không sửa soạn gì cả. Tôi nghĩ, tuy v ậy, nó được viết đi viết lại cả trăm lần. Không dưới.
Có những tài năng đâu đó, viết một lần là xong, nhưng những ví dụ như vậy không có ích cho ai cả. Giấc mộng của Hoàng Cầm: bạn không học được. I feel sorry for you.
Câu thơ là một đơn vị đặc biệt. Chúng là những viên gạch làm nên tòa nhà. Sáng tạo là tự do. Nhưng đó là thứ tự do của một người đã quen với thao tác, sắp xếp, kỷ luật. Không có kỷ luật, thi đỗ, đánh rớt, kiêu hãnh dịu dàng và khiêm tốn vang dội, không việc gì xong.
Thời đi học tôi đã từng bị một giáo sư phẫu thuật đuổi ra khỏi phòng mổ. Từ đó tôi không bao giờ quên cơ thể học của khớp vai, khó vô cùng.
Đó là 6 giờ sáng, khi ngoái nhìn.
nđt
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG CỦA TÁC GIẢ:
- CÁC NHÀ VĂN TRẺ, HỌ ĐANG LÀM GÌ? (6)
- ĐINH THỊ NHƯ THÚY, ĐÃ CÓ SAI LẦM Ở ĐÂU ĐÓ
- XUÂN QUỲNH, ĐÃ YÊN NGÀY THÁC LŨ
- QUÀ TẶNG CỦA NHÀ THƠ LỮ QUỲNH
- LÊ ANH HOÀI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀM CHIM NHỎ ĐI
- QUÀ TẶNG CỦA NHÀ THƠ LỮ QUỲNH
- THÁNG TƯ, LÊ ĐẠT
- BÀI THƠ UKRAINE
- WILLIAM STAFFORD, ĐI QUA BÓNG TỐI
- NHÀ XƯA CÓ HOA MIMOSA VÀNG – Tùy Bút Nguyễn Đức Tùng
- ĐỌC LẠI HOÀNG CẦM – Nguyễn Đức Tùng
- PATRICK LANE: NẾU TÌNH CỜ CÁI ĐẸP XUỐNG TRÊN TAY
- NAOMI SHIHAB NYE, LÒNG TỬ TẾ
- BÀI THƠ ĐỒNG TÂM
- CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN
- NGUYỄN LINH KHIẾU, NẾU TA CÓ MỘT NẮM ĐẤT
- GIÁNG VÂN, NHỮNG ĐÓA SENCỦA NÀNG RỪNG RỰC ĐỎ
- TỪ THỤY KHUÊ ĐẾN NGÔ TỰ LẬP
- CÂU THƠ LỤC BÁT
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (11)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (8)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (7)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (5)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (2)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (23)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (22)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (21)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (20)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (19)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (16)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (15)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (14)
- ĐỖ QUYÊN: TÔI ĐANG VIẾT “NGUYỄN HUY THIỆP – TIỂU TRUYỆN CUỐI CÙNG”
- TIỄN BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH (1933- 2021)
- TÔ HOÀI: BA NGƯỜI KHÁC
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (12)
- Nhà Văn Nguyên Ngọc : Những Suy Nghĩ Và Hành Động Trong Cao Trào Văn Nghệ Phản Kháng
- Ý Nhi và những bến bờ của sáng tạo
- TRÀ ĐÓA: MỘT CUỘC CHIẾN KHÁC
- MÙA HÈ ĐỎ LỬA
- EM BÉ LÊN MƯỜI TRONG TRẠI TẬP TRUNG
- Chuyện bên đống lửa sưởi
- BẦY CÁO BẠC
- THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU – ĐINH THỊ NHƯ THÚY: SINH RA LÀ TỰ DO
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI: Nguyễn Thị Thanh Bình
- ELIZABETH BISHOP: NGHỆ THUẬT ĐÁNH MẤT
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- BÀI THƠ ĐỒNG TÂM
- Khải Minh: Ngày nào thơ Việt Nam chưa có lý thuyết mới thì…
- VŨ THÀNH SƠN, KẺ KHÁC BÊN TRONG CHÚNG TA
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI: ĐỖ QUYÊN
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI: NGUYỄN LƯƠNG VỴ
- VỈA HÈ VÀ DÒNG SÔNG
- THƠ TRẦN HOÀNG PHỐ
- BABEL 2020 HAY VIRUS BIẾN DỊ CỦA THẾ KỶ 21
- TƯỞNG NIỆM BA NĂM NGÀY MẤT LƯU HIỂU BA, 2017-2020
- TÚY HỒNG (12. 10. 1948- 19. 7. 2020)
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Ngô Tự Lập
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Nguyễn Trọng Tạo
- ĐỌC THƠ NAOMI SHIHAB NYE: LÒNG TỬ TẾ
- MAI VĂN PHẤN, CUỘC ĐỜI QUYẾN RŨ
- NGUYỄN TRỌNG TẠO, MỘT CÂY SI VỚI MỘT CÂY BỒ ĐỀ
- TRẦN DẠ TỪ, THUỞ LÀM THƠ YÊU EM
- TRẦN NHUẬN MINH, LỊCH SỬ VÀ SỐ PHẬN
- HOÀNG HƯNG, NGƯỜI VỀ
- HOÀNG TRẦN CƯƠNG, NGÔN NGỮ QUÊ HƯƠNG
- DU TỬ LÊ, MẸ VỀ BIỂN ĐÔNG
- BÀI THƠ ĐỒNG TÂM
- BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI