SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (7)

Nguồn : Văn Việt

FB Việc tử tế

TP.HCM NHỮNG ĐÊM MƯA GIÓ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH

Lại một đêm nữa và dường như đây là đêm được mong chờ nhất trong mỗi tuần mà tất cả chúng em cảm thấy rất hăng say và đầy nhiệt huyết khi được trao tặng các phần quà đêm cho cô chú vô gia cư bằng tất cả tấm lòng yêu thương của bản thân nói riêng và của các quý MTQ nói chung.

Dưới những ánh đèn đêm là những hình bóng lom khom của các cô chú bán vé số, nhặt ve chai… và đặc biệt đậm nét hơn là các em nhỏ mặt mũi lắm lem, quần áo sóc sết chạy đến cho con với cô chú ơi, con đói lắm.

Ôi nghe những lời ấy thấy thương làm sao, đôi mắt cay cay hơn khi bắt gặp được những giấc ngủ ngon của các bé nằm ven đường, cảm xúc ấy không thể lẫn vào đâu được, cái tuổi ăn tuổi học mà giờ đây là cả lo toan bộn bề của cuộc sống.

Hiểu và Thương 

Đem yêu thương sẻ chia hạnh phúc.

#Viectute

https://www.facebook.com/plugins/video.php?height=476&href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fvtv24ViecTuTe%2Fvideos%2F495885018290150%2F&show_text=false&width=359&t=0

NHẬT KÝ PHONG THÀNH (SỐ 5): ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU EM

Tuấn Khanh’s Blog

clip_image002

14/07/2021 ~ TUẤN KHANH

Mấy ngày trước, trong các nhóm hay chăm sóc mấy ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, gửi cho nhau tin báo ông Yến mất rồi. Nếu là một ngày bình thường, mọi người sẽ rủ nhau ghé qua chào ông lần cuối. Nhưng giữa đại dịch thế này, lại còn khắp nơi bị chặn hỏi, xét giấy… thôi thì đành chắp tay nhớ về ông vậy.

Ông Yến là một người vô danh, ngay trong cuộc chiến Nam Bắc, ông đã vô danh. Sau năm 1975, ông lại càng vô danh hơn. Giống như kiểu một người có hình dạng nhưng cứ rồi trong suốt dần, đến khi hòa tan lẫn vào gió, vào nắng trên trần gian.

Lần ghé thăm ông ở Cần Giờ trước khi Sài Gòn có phong tỏa, nơi giáo xứ Dòng Chúa Cứu Thế có xây một khu nhà nuôi dưỡng những ông vất vưởng trên đường, mang về và chăm sóc, tôi chú ý đến một người đàn ông có nụ cười hiền và ít nói năng gì. Đón nhận quà xong, ông quay vào phòng, ngồi nhìn qua cửa sổ. Mắt xa xăm như xuyên qua ánh nắng chiều, suy nghĩ bọc trong tiếng nhạc cải lương nho nhỏ, ri rỉ. Ông là một trong rất nhiều người đàn ông không may, sau chiến cuộc vẫn còn phải chịu một cuộc chiến tinh thần từ nhà cầm quyền, coi các thương phế binh VNCH là những thừa thãi và bất lợi trên toàn cảnh chiến lợi phẩm cách mạng vô sản.

Có người nói ông Yến “đi” vậy cũng hay, vì vẫn êm ả hơn hàng ngàn các ông thương phế binh VNCH khác, đang thẫn thờ với tuổi già, và khốn khó vì đại dịch.

Chắc bạn sẽ hỏi tôi, đại dịch và phong tỏa ở Sài Gòn, có biết bao nhiêu là người già và nghèo khó, vậy sao cứ tách riêng số phận của các vị cao niên thương phế binh VNCH (TPB-VNCH) ra để làm gì? Đơn giản bởi, ngay trong ngày thường, TPB là những người luôn chịu sự đối đãi khắc nghiệt của mọi chính quyền địa phương. Mọi hình ảnh liên quan và cả sự trợ giúp với họ, bị coi là “nhạy cảm” theo ánh nhìn chính trị của chính quyền sau 1975.

Năm ngoái, nghe nói có ngân sách 62.000 tỷ đồng, rồi năm nay tiếp theo là 26.000 tỷ… mà chính quyền tuyên bố dành trọn cho những người khó khăn, neo đơn, những người không có khả năng mưu sinh qua mùa dịch này. Nhưng hầu như không có ai, là TPB mà có thể nhận được những phúc lợi đó. Mọi người phải làm đơn xin, và phải duyệt xem đúng thành phần nào đó, mới được nhận. Chuyện dân chúng vẫn cười ngã nghiêng, văng nước miếng, nói cùng nhau lên tivi lãnh tiền cứu trợ đã đành, nhưng ngay với các ông TPB, thì có đùa, câu chuyện đó cũng không thể cười được với phần mình.

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, là một trong những người âm thầm nhận giúp đỡ cho nhiều ông TPB. Lúc ít thì 20-30 người. Lúc nhiều thì lên đến 160-200 người. Đại dịch này thì cha tối tăm mặt mày, chỉ lo phát gạo cho các ông thôi, cũng không xuể. Sau tháng 7-2019, khi chương trình có tên Tri Ân TPB-VNCH thường kỳ tại Nhà thờ Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, bị cha Giám tỉnh mới về dẹp bỏ, nhiều linh mục, nhóm, và dòng… đã chia nhau, gánh mỗi người một ít, cố không cho các ông bị hụt hẫng.

Nhưng không chỉ vậy, việc phát quà TPB-VNCH diễn ra từ giữa năm 2019 đến nay từ Sài gòn đến các tỉnh, dù âm thầm nằm trong diện chơi “cút bắt” với các chính quyền địa phương, khiến mọi thứ thêm tan tác. Theo thống kê, hơn 6.000 người già và bệnh tật như vậy đã bị giải tán khỏi chương trình trợ giúp chính danh tại Nhà thờ Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, và họ chỉ còn thấp thỏm chờ gọi tên từ các cú điện thoại không thể hẹn trước, của những nhóm lặng lẽ nối tiếp công việc này.

Vào ngày phong tỏa đại dịch, khi được hỏi rằng sao không tìm cách điền đơn giúp các ông, để đưa lên Ủy ban xin giúp đỡ, như nhà nước vẫn nói. Cha Vinh Sơn bật cười “Khó lắm, hầu như không có ai được. Nghe đâu có vài ông, con cái đứng ra xin chung cho gia đình thì may mắn được. Còn những ông TPB mà chúng tôi biết, là hoàn toàn không. Họ không thể xin vì không có hộ khẩu, không có giấy tờ đầy đủ lâu nay. Nhiều ông từ miền Trung, khó khăn quá nên chạy vào Sài Gòn để xin bán vé số, xin làm lặt vặt đổi bữa cơm, không có gì để chứng minh cả. Chính quyền địa phương thì tụi mình quá biết rồi đó. Làm một cái đơn thì bị hỏi, bắt khai báo lung tung rồi cũng chẳng làm được gì”.

Người không lanh lợi như ông Yến, lại càng chẳng xin được gì. Mấy linh mục đưa ông Yến về nhà chăm sóc, kể rằng ngày vác được ông về, chỉ nghĩ được là mong làm đám tang có nơi có chỗ cho ông. Ấy vậy mà khi được ăn uống đầy đủ, có người chung quanh trò chuyện, ông sống lại. Cô Phạm Thanh Nghiên, một tù nhân lương tâm sống ở Gò Vấp, kể rằng lúc đầu khi ở khu trọ Vườn rau Lộc Hưng, ông Yến trong tình trạng suy kiệt, chỉ còn da bọc xương. Không ai nghĩ rằng ông có thể cầm cự và sống được bao nhiêu ngày. Ông phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt hàng ngày như tắm gội, ăn uống, vệ sinh đều cần có người giúp đỡ, chăm sóc. Lạ thật, ông sống lại mà không ai tin nổi: như một cành khô gầy guộc, chỉ chờ để vứt, lại chầm chậm ra lá, đơm hoa.

Nói đến sự trợ giúp từ chính quyền, những người như ông Yến không dám mơ. “Cái vụ 62.000 tỷ đó, những người gọi là có tiêu chuẩn được nhận, thì phải làm giấy, phải chứng minh, khai lên khai xuống và chờ được duyệt. Nhưng những người què, mù, tật nguyền… như (ông Yến) vậy, họ đâu sao dễ dàng tới lui làm chuyện đó. Đó là chưa nói khi khai bệnh tật của mình là TPB-VNCH là kể như xong. Nên tôi biết là các ông không ai làm đơn xin gì cả”, linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành kể.

Gói hỗ trợ dân nghèo 62.000 tỷ từ chính quyền, cho đến tháng 5-2021, báo chí thống kê là chỉ phát được hơn 15.000 tỷ. Như vậy là có vô số người đã làm đơn, đã chờ và thất vọng. Không hiểu vì sao chính quyền không phát tiếp, mà lại tuyên bố hết hạn giải ngân, rồi đưa ra gói mới là 26.000 tỷ đồng. Mọi thứ phải làm đơn xin lại từ đầu.

Nghe nói, ông Yến được mặc chiếc áo sơ-mi trắng đẹp nhất của mình khi nhắm mắt. Tài sản ông quý báu của ông là chiếc máy nhỏ hay phát nhạc cải lương, và đôi khi là mấy bài bolero, có cả bài Anh không chết đâu em.

Cuộc chiến của đời ông Yến vậy là kết thúc. Nhưng cuộc chiến sinh tồn vẫn còn đeo đẳng với hàng ngàn đồng đội của ông trong tháng ngày đại dịch – phong tỏa tối đen này. Không có chiến tranh, không có lý tưởng, chủ nghĩa, chắc ông sẽ là một trong những người nông dân hiền lành ở đâu đó tại miền Tây Việt Nam. Ngày tháng của ông sẽ chỉ là vườn tược và sông nước, hát cải lương và bài Anh không chết đâu em.

Thôi thì chào ông Yến vậy. Và chào những người như ông Yến, vốn vẫn còn phải đang vật lộn với các tầng nghịch cảnh đời mình, dù không biết ngày mai ra sao, nhưng họ vẫn đủ bền bỉ để mỉm cười, để hát cho hết bài ca của đời mình, ít nhất là qua đại dịch.

ĐỘI NẮNG XẾP HÀNG CẢ TIẾNG CHỜ VÀO SIÊU THỊ, CỬA HÀNG THỰC PHẨM Ở TP.HCM

Duy Linh – Quảng Định – Đình TuyếnVietnamnet, 14/7/2021

Trưa nay (14/7), ngày thứ 6 giãn cách xã hội ở TP.HCM, rất nhiều người dân đổ xô đến các chợ, siêu thị và các cửa hàng tiện lợi xếp hàng dài chờ mua lương thực, thực phẩm.

Dù ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã bác bỏ thông tin lan truyền trên mạng về việc đóng cửa toàn TP, đồng thời khẳng định đây là thông tin sai sự thật, nhưng sáng và trưa nay (14/7), hàng loạt cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn tại khu vực Gò Vấp, Bình Thạnh rất đông người dân đến chờ đợi để mua nhu yếu phẩm.

Hầu hết các cửa hàng, siêu thị đều yêu cầu khách đến khai báo y tế, cũng như đo thân nhiệt, đồng thời giữ khoảng cách, nhưng do khá đông nên tình hình nhiều nơi khó kiểm soát.

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Người dân xếp hàng chờ vào mua sắm tại siêu thị Big C

Theo chia sẻ của chị Tuyền (Gò Vấp) – người đến mua sắm tại siêu thị Big C ở chân cầu vượt Nguyễn Kiệm, chị và mẹ đợi hơn 1 tiếng, nhưng vẫn chưa tới lượt để vào trong, vì mỗi lần chỉ cho 5 khách vào.

Tình trạng này cũng diễn ra ở các siêu thị khác như Coop Mart (Phan Văn Trị) hay các cửa hàng tiện lợi trong khu vực Nguyễn Văn Công, chợ Tân Sơn Nhất…

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Hàng trăm người dân TP.HCM đội nắng xếp hàng đi siêu thị

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Người dân ngồi chờ trước cửa siêu thị để vào lần lượt theo sự sắp xếp của nhân viên

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Khai báo y tế

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế tại siêu thị Coop Mart Phan Văn Trị

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Trước siêu thị Big C Gò Vấp

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Chợ truyền thống Tân Sơn Nhất vẫn đóng cửa

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Tại một cửa hàng BXH trên đường Nguyễn Văn Công

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Người dân tay xách nách mang sau khi “càn quét” siêu thị

Tại khu vực quanh chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), mặc dù cách đây ít ngày chợ này đã đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, nhưng một số gian hàng của tiểu thương vẫn còn hoạt động bên trong và đưa hàng hóa ra bên ngoài bán.

Lượng người tụ tập tại các địa điểm này rất đông, không đảm bảo yêu cầu giãn cách theo như Chỉ thị 16.

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Tập trung đi chợ không đảm bảo giãn cách tại chợ Bà Chiểu

“Tôi đứng chờ ở đây trong khi bà xã qua bên đường mua ít hải sản, đợi được gần 1 tiếng rồi”, ông Quốc Tuấn (quận Bình Thạnh) cho biết.

Ông Tuấn thấy lạ khi ngày hôm nay người dân ra đường đi chợ đông hơn hẳn từ khi thành phố áp dụng giãn cách.

Cách khu vực chợ không xa, dãy dài người xếp hàng chờ vào mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi. Do hầu hết các cửa hàng này chỉ cho mỗi lượt 2 người vào khi có 2 người bên trong ra, nên thời gian chờ đợi của người dân càng kéo dài.

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Người dân xếp hàng đi siêu thị trưa 14/7

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Cửa hàng tiện lợi trên đường Phan Văn Trị đông bất thường

Dọc tuyến đường Phan Văn Trị nối từ quận Bình Thạnh tới Gò Vấp, các cửa hàng tiện lợi cũng trong tình trạng tương tự, dòng người xếp hàng giữa trưa nắng đông bất thường.

Siêu thị Emart (quận Gò Vấp) là nơi có diện tích rất lớn, nhưng tại các cửa ra vào, dòng người đã kéo dài.

Tại cửa ra vào bãi gửi xe, lượng xe máy xếp hàng tập trung ùn lại khá đông. Mặc dù bảo vệ siêu thị thông báo với khách quay lại sau 3 tiếng nữa, nhưng vẫn rất nhiều người cố nhẫn nại chờ ở cửa.

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Cổng siêu thị Emart (quận Gò Vấp)

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Nhiều người chờ đợi tại cửa ra vào bên trong siêu thị Emart

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM
Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Người dân mua hàng về khá nhiều

“Tôi nghe thông tin trên mạng sắp siết chặt hơn quy định giãn cách nên tranh thủ qua đây mua đồ”, chị Phạm Ngọc Lan (quận Gò Vấp) cho biết.

Chị Quỳnh Chi (quận Gò Vấp) chia sẻ: “Sáng nay đi mấy cửa hàng tiện lợi đều hết nên tôi phải chạy qua đây, nhà hết sạch rau xanh rồi. Ai ngờ giãn cách mà đi chợ vẫn đông quá”.

Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM
Đội nắng xếp hàng cả tiếng chờ vào siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM

Do bên trong quá đông nên nhân viên tạm đóng cửa để không tiếp nhận thêm người vào mua hàng và hẹn 3 tiếng sau quay lại

Mặt khác, những người ở trong siêu thị này khi đi ra, ai cũng mua khá nhiều hàng hóa, nhiều xe máy phải chở hàng về trong tình trạng cồng kềnh.

“Bên trong còn hàng nhưng đông”, một người vừa vào được bên trong siêu thị cho biết.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc TP.HCM sẽ thực hiện đóng cửa toàn thành phố (lockdown) dẫn đến khan hiếm thực phẩm nên kêu gọi người dân tụ tập mua sắm, tích trữ hàng hóa.

Ngoài thông tin nêu trên, mạng xã hội cũng loan tin cho rằng lãnh đạo thành phố bị nhiễm Covid-19.

Trước những thông tin lan truyền, thiếu kiểm chứng, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM khẳng định những thông tin nêu trên đều là sai sự thật, xuyên tạc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy cũng cho biết, lãnh đạo thành phố đang tập trung triển khai các biện pháp quyết liệt để kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19. Đồng thời, triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Trưa nay, TP.HCM thêm 971 bệnh nhân, trong đó, có 888 trường hợp ở khu cách ly, khu vực đã phong tỏa; 83 ca đang được điều tra dịch tễ.

Đến nay, TP.HCM ghi nhận tổng số 18.210 ca tính riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4). Riêng từ tối hôm qua tới trưa nay, địa phương đã có 1.637 bệnh nhân mới.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chính quyền TP.HCM đã quyết định áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ trên toàn thành phố từ 0h ngày 9/7.

TPHCM: MỚI MỞ CỬA LÀ BỊ PHẠT, DÂN KÊU “KHỔ QUÁ RỒI CÁC ANH ƠI!”

Đài Á Châu Tự Dohttps://www.youtube.com/embed/P0ZVUON3AEE

TPHCM: NGƯỜI PHỤ NỮ ĐỂ RAU TRONG NHÀ BỊ LÔI XỀNH XỆCH, RAU CỦ QUẢ BỊ TỊCH THU

Đài Á Châu Tự Dohttps://www.youtube.com/embed/DR_W5NXbToA

ĐỪNG SẮT ĐÁ VỚI DÂN

FB Nguyễn Tiến Tường

Cá nhân tôi tin rằng:

Một viên cảnh sát tốt sẽ không để chú mèo chết trên tay một cô gái đang khóc, chỉ vì nó chỉ là một con mèo.

Một cán bộ tốt không thể chỉ tay huơ gậy trước mặt dân và lấy những mẹt rau trái của họ để “nắm đầu chuôi”.

Một dân phòng tốt không thể dí máy quay về phía người đi bộ trong công viên và nói “chống đối hả”, làm anh ta hoảng hốt phải nhảy sông.

Một cán bộ tốt không thể xử phạt một người dân đi rút thẻ ATM, nhất là không có biên lai.

Một lãnh đạo tốt không thể ra chỉ tiêu xử phạt hàng ngày cho các tổ công tác, cho dù là vì răn đe hay thành tích đi nữa.

Một nhà báo tốt không thể đưa tin “thành phố xử phạt được 5 tỷ đồng”.

Đừng để xã hội mang cảm giác “nhân dân là chùm khế ngọt” trong nghịch cảnh này. Càng không nên để một vài trường hợp người dân chưa nghiêm túc mà để quyền lực đi quá trớn, gây tiêu cực cho xã hội.

…………….

Chỉ thị 16 không chỉ làm người dân bối rối, mà chính lực lượng “chấp pháp” cũng bối rối. Bởi không có luật nào quy định rằng ra ngoài trong trường hợp nào là chính đáng và không chính đáng.

Phải ra đường đối mặt với tiếp xúc dịch bệnh, tôi nghĩ không ai mang theo lý do không chính đáng. Kể cả lực lượng “chấp pháp” đó có chính đáng hay không cũng là một vấn đề. Và an toàn dịch bệnh cho chính họ và người khác cũng là một vấn đề nữa.

Chỉ thị, là sự đồng thuận của chính quyền và dân trong tình thế cấp bách. Cho dù sự đồng thuận đó có thể sai luật thậm chí vi hiến. Nhưng đại cục làm trọng, hầu hết nhân dân hưởng ứng.

Trong sự bối rối chung, những người “chấp pháp” có một quyền… duy tình. Đừng thô ráp thị uy, hãy cho người dân một bước đệm nhắc nhở. Đặc biệt, tôi không thấy có lý do gì không du di được cho những người đi một mình và tuân thủ 5k.

Kỷ luật sắt, không phải lúc nào cũng tốt, nhất là nó mang lại cảm giác khốc hại cho dân. Quyết tâm chống dịch là điều mà nhân dân ghi nhận từ chính quyền, nhưng lãnh đạo nên sâu sát hơn, đừng để những hiện tượng như vậy làm dân tình thêm não nề.

Trong bất kỳ cuộc chiến nào cũng cần có sự yêu ái của lòng dân. Thắng dân rất dễ, có được lòng dân mới khó!

SÀI GÒN, THỜI TÔI SỐNG!

FB Ngô Nguyệt Hữu

Sài Gòn, thời tôi sống

Đã qua đắng cay, đã qua ngọt bùi

Đã qua mưa dông, đã qua nắng rát

Chưa bao giờ mất mặt dân chơi.

Sài Gòn, thời tôi sống

Cơm tấm sườn bì, bạc xỉu vỉa hè

Đường lên đèn rồi, em lên đồ nè

Nườm nượp người xe, thảo thơm phố xá.

Sài Gòn, thời tôi sống

Lá me rơi nghiêng công viên ghế đá,

Có em năm xưa, có ta thương quá

Có đây Văn khoa, có kia bé Ánh.

Sài Gòn, thời tôi sống

Có bát cơm trưa, mời người đang đói

Có khu cách ly, đang cần cứu giúp

Có anh công nhân, thất nghiệp ban chiều.

Sài Gòn, thời tôi sống

Sẽ biết qua nhanh, những ngày khốn khó

Để lại ngát thơm ngã tư lộng gió,

Có ai lớn khôn không nhờ gian khó… ngày xưa!

VÒNG TAY TÌNH THƯƠNG

Vũ Kim Hạnh

Chiều qua tôi đến tặng quà cho các khu phong tỏa phường 14 quận 8, trong một con hẻm sâu, quanh co ở bến Bình Đông. Bất ngờ tại Nhà văn hóa phường (nằm gần cuối hẻm) đang diễn ra các hoạt động cứu trợ thật sôi động.

NHỮNG VÒNG TAY NỐI TIẾP VÒNG TAY

Chỗ này nhận túi củ cải trắng to. Bên cạnh đang chia khoai ra từng gòi. Chỗ kia đang đếm các trái bị. Người san sớt gạo thành nhiều túi . Bỗng có bạn vác túi lớn các phần cơm chay nấu sẵn. Và ba chàng thanh niên vác hai túi bự những hộp cơm , nước sâm và bánh. Lập tức, chiếc bàn trống kê sát hàng rào kẽm gai được lấp đầy các túi nhỏ cơm chay và các túi củ cải, khoai..

Đại diện các hộ lập tức có mặt, xếp hàng bên trong rào kẽm gai. Anh Tuấn, chủ tịch Mặt trận phường chỉ từng món, giới thiệu của ai, của ai… còn chị Huỳnh Thị Thu Soan, chủ tịch Hội Người cao tuổi của phường thì vui vẻ kể vanh vách “sự tích” các món quà và các nhóm thiện nguyện đang thường xuyên giúp cho 17 điểm phong tỏa (1.200 hộ, hơn 3.200 dân). Đây là một phần cơm của một tiệm bán đồ ăn Hồng K ông trên đường Trần Phú (mà 3 chàng thanh niên đẹp trai vừa chở tới) có cơm đùi gà, nước sâm 12 vị và bánh bông lan trứng muối, ngon lắm. Cơm chay là của chùa Long Hoa, ngày nào cũng tặng các điểm phong tỏa, ở đây là 500 phần. Chùa còn trút thùng công đức tặng mỗi điểm phong tỏa 50 triệu đồng, tặng nhiều gạo.

Thật vui và lạ là có nhiều nhóm trẻ tự tổ chức nấu ăn và gửi các suất cơm tặng thường xuyên: nhóm trẻ quận Tân Phú, sau khi xem tivi thấy phường tổ chức gian hàng 0 đồng từ sớm cho dân thì liên lạc và rồi mỗi ngày tặng 500 phần cơm; nhóm trẻ Thiện Nguyện xã hội Cường Béo (Vũ Quốc Cường)mỗi ngày tặng 10 phần ăn. Đặc biệt có một gia đình, chỉ một gia đình, là nhà ăn Nhất Tâm, mỗi ngày gửi tặng các điểm phong tỏa của phường 500 suất cơm, ròng rã từ đầu tháng 6 liên tục tới giờ… Dù vậy, khi nhận được 200 cái bánh ngon của CT ABC và 200 phần quà từ Vòng Tay Việt, các bạn ở đây cũng hít hà, biết là đặc biệt lắm.

Thật là cảm động khi thấy những nhóm ẩn danh, giúp bà con nghèo chứ rất ngại gặp nhà báo (nói vậy, không biết nhà báo trước mặt) đã nhiều ngày cứ bền bỉ giúp người như vậy…

Vừa giao quà của Vòng Tay Việt xong, quay ra đã thấy một hàng người đứng đợi. À, phát tiền trợ cấp của nhà nước, chẳng “buya rô” văn phòng vì cả mặt bằng đang chất nhu yếu phẩm, cô nhân viên phát ngay trên yên xe luôn. Một bạn lao động trẻ đến lượt, gãi tai, dạ, nghe kêu, mừng quá, em chạy đi, quên đem CMND rồi chị… thì có ông hàng xóm la lên, con chú Tư đó em, anh bảo lãnh cho, và chàng tie3 tuổi được ký tên lãnh tiền, cười khì cám ơn đi ra. Tôi mừng khấp khỏi: Tiền phải đến liền như vậy, để người ta khỏi bật tivi lên lãnh tiền…

ĐÃ ĐI XIN MÀ CÒN ĐÒI…

Cũng chiều qua, trên đường tới phường 8, mình nhận được điện thoại chị Vân Loan, chủ tịch HĐQT CT Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long, tỉnh An Giang. Chị ơi, xót ruột cho Sài Gòn quá, chị cho em gửi 5 tấn gạo. Em đóng sẵn gói 10 kg rồi nha chị. Chị thấy cần gì nữa không? Loan ơi, chị muốn xin cho bà con CÁ KHÔ, cá xuất khẩu của em chắc ngon xuất sắc nên làm khô cũng ngon. Vân Loan bật cười, tụi em chỉ có cá đông lạnh… mà chị nói vậy, để em gọi điện qua nhà máy nhé. Một lát sau, Vân Loan trả lời: lần đầu tiên tụi em làm khô, nhưng sẽ làm được chị. Em sẽ giao gạo sớm, cá khô trễ hơn nha.

Tôi nhớ ngay tới 100 kg cá lóc khô thật quí của các kỹ sư công nghệ công ty Rynan Technologies vừa gửi cũng chiều nay, cũng theo đơn đặt hàng của Vòng Tay Việt. Biết các bạn kỹ sư trẻ ở đây có tự đào ao nuôi cá và trồng lúa với rau, nên khi anh Nguyễn Thanh Mỹ ngỏ ý tặng quà, mình chợp thời cơ xin luôn gạo và cá khô “của nhà làm”. Thât buồn cười, cá khô được gửi từ khu nông nghiệp công nghệ cao Long Trị, Trà Vinh, là món mà anh Thanh Mỹ chắc chưa nghĩ là người nghèo ở SG sẽ thấy có ích chừng nào…

Cho nên 17 tấn chuối thật ngon của người bạn gửi từ Thanh Hóa, gạo và cá khô từ đồng bẳng, những vòng tay cứ nối những vòng tay lớn, có gian nan mới hiểu lòng nhau là điều có thật, thương thật.

clip_image004
clip_image006
clip_image008
clip_image010
clip_image012

SÀI GÒN, NGÀY THỨ 5 PHONG TỎA, 13/07

FB Ngân Hà Trần

Sau buổi sáng có thông tin tháo gỡ các chốt kiểm soát dịch covid-19 cấp quận huyện trên địa bàn thành phố, chỉ giữ lại 12 chốt ở các cửa ngõ ra vào thành phố HCM, các con đường trở nên thông thoáng hẳn.

Việc giữ chốt có lẽ đã khiến gây ùn tắc, dân tình tập trung đông không bảo đảm cho việc phòng dịch, đây là một minh chứng cho thấy việc chuyển biến rất nhanh của Sài Gòn trong tình hình khá căng thẳng này.

Mới hôm qua nhìn Sài Gòn với những chốt kiểm soát đặt khắp nơi gây ra cảm giác nặng nề, lo sợ, thì hôm nay, việc gỡ bỏ những chốt kiểm soát này giúp cho thành phố phần nào được như được “dễ thở” hơn.

Nhưng Sài Gòn thông thoáng có vẻ yên ắng này, chỉ là bên ngoài của một cơ thể mà bên trong đầy những bi thương.

Mỗi ngày, trên điện thoại của mình liên tục màn hình tin nhắn cùng hoạt động một lúc. Hình ảnh liên tục đổ về. Những doanh nhân, doanh nghiệp, cá nhân, những tấm lòng tập trung cho Sài Gòn đang khẩn trương gọi nhau đóng góp để những chuyến xe Vòng Tay Việt được có hàng hóa, lương thực, bánh trái đi khắp các quận huyện phát cho dân nghèo và các bệnh viện dã chiến. Bên cạnh đó thì nhóm các bà mẹ tại Hội quán Các Bà Mẹ í ới gọi nhau thêm từng củ khoai, trái chuối, chai nước, bữa cơm đi các bệnh viện, thêm gạo, thêm rau củ quả đi các khu phong tỏa. Ở Quảng Trị thì các bà, các cô, các chị, các anh đem gạo, đem củ quả góp được cả tram tấn chở vô Sài Gòn lẹ lẹ, tranh thủ các bà các cô các chị còn bày ra làm muối sả, mắm cà, dưa muối… gởi vô. Ở Huế thì các đoàn thể, các nhóm gom góp nhu yếu phẩm chất lên xe vội vã cho kịp chuyến chiều nay…

Ở một góc khác, nhóm bạn của Đức Minh, đồng nghiệp tôi ở Trung tâm BSA mua thịt, rau, trứng… để phát cho 120 hộ nghèo xơ xác, lại không giấy tờ (không có tiêu chuẩn nào để lãnh tiền trợ cấp nếu có cả) ở Hẻm Lý Chiêu Hoàng, quận 6. Các bạn kể nghe có 100 hộ thôi nên đem tới 100 phần quà, tới nơi có 20 hộ thì thôi lại chia nhỏ ra thêm một chút.

Nhưng nếu các bạn có thể tận mắt nhìn thấy những khu bệnh viện dã chiến thu dung để điều trị bệnh nhân covid và một phần cách ly các F1, mới thấy sự khốc liệt của “cuộc chiến” này.

Đó là những gương mặt thất thần đi đến đưa đồ cho người thân trong khu cách ly chữa bệnh mà bị từ chối. Mà đồ đạc cho người thân thì chỉ toàn thứ thiết yếu: quần áo, phích nước, cả nước uống nữa, thêm ít đồ ăn khô và đặc biệt là quạt máy vì có lẽ trong này rất nóng (bằng chứng là các bạn tôi đã quyên góp hàng trăm cái quạt tặng mà vẫn không đủ). Tất cả chất ở đó, nằm ở đó và người thân cũng đứng đợi đó để chờ tiếp tế cho người nhà có khi cả ngày mới chuyển được. Các anh shipper cũng phải đứng chờ dù hàng giao chỉ là một túi quà nhỏ, nhưng không thể không giao.

Đó là những gương mặt rất trẻ, tình nguyện vô đây để tăng cường cho lực lượng tuyến đầu. Ai cũng ba lô, túi xách và một cái chiếu, có bạn chắc được dặn kỹ nên đem theo quạt máy. Những gương mặt vừa đầy nhiệt huyết mà cũng đầy… lo lắng. Vì biết vô đây thì sẽ bị cách ly hoàn toàn không thể về nhà mà cũng chưa biết ngày nào mới về nhà trong ít nhất cả tháng hay vài ba tháng không chừng.

Chuyến xe chở 300 phần bánh nóng hổi của ABC Bakery chuyển tới Bệnh viện dã chiến thu dung số 6 – Thủ Đức. Cổng mở, anh lái xe nghe nói chở quà bánh vô khu này thì vẻ sợ hãi. Tôi trấn an anh nói chỉ vô bỏ đồ xuống rồi đi thôi, không ai cho anh vô bên trong khu chữa trị đâu. Anh nói lỡ con virus nó bay trong không khí từ trong khu đó bay ra. Bọn tôi cười với nhau trấn an. Sau khi trao quà xong cả bọn về lại địa điểm tập kết, vội vàng chui vào phòng khử khuẩn, nín thở bước ra, thở phào. Trên đường về, anh lái xe nói: “Đến những nơi này, nhìn người ở trong thì như bị nhốt mà còn đau đớn nếu bệnh trở nặng, ở ngoài thì chờ tin, lo lắng, sợ hãi, mới thấy mình còn được bình an như vầy là quá may mắn, em ơi!”.

Anh Minh cùng đoàn nói tiếp: “May mắn lắm đó. Bạn tui vừa báo nhà thằng bạn cùng lớp, 5 người bị dính covid phát hiện 2 tuần trước, bây giờ má nó 80 tuổi với nó mới 48 tuổi vừa chết rồi. Còn 3 người đang chữa trị. Mấy đứa nhỏ con cháu gởi tùm lum đang bơ vơ không biết sao”.

Không khí trong xe chùng xuống, chúng tôi im lặng suốt quãng đường còn lại. Anh lái xe nhìn chăm chăm con đường trước mặt, tôi lặng lẽ quan sát những góc phố Sài Gòn vắng ngắt, âm thanh duy nhất vang lên khắp con đường là tiếng xe cấp cứu, mà ở chỗ chúng tôi đến chiều nay, khu vực của những bệnh viện dã chiến thu dung ngày càng lập nhiều hơn, tiếng còi xe nghe như tiếng rền của thành phố.

Xin các bạn hãy giữ mình, hãy cố gắng ở nhà giữ gìn sức khỏe và 5K tuyệt đối, chỉ những ai phải mưu sinh đã có các xí nghiệp, công ty bảo lãnh cho việc đi đường, càng phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Tôi xốn xang khi nhớ về khu những người dân bị phong tỏa, nhiễm chéo và không chỉ gia đình họ bị “giam cầm” trong ngõ hẻm không lối ra, mà khi người thân của họ bị đưa đi, nằm điều trị ở những nơi mà chính họ cũng không đến được để tiếp tế một lần, thì có lẽ họ chưa chết vì dịch bệnh, đã chết vì cô đơn.

Ngân Hà

P/S: Thư của TS Nguyễn Xuân Xanh hôm nay có đoạn: “Tình hình TP đang bắt đầu quá tải, vì những diễn tiến đột biến của Delta, TP “không trở tay kịp” về tổ chức cũng như phương tiện. Điều trị F0 không có triệu chứng tại nhà đang được thử nghiệm. Đem F0 vào bv dã chiến chủ yếu để cô lập F0 khỏi lây lan trong cộng đồng. Ở đó họ không được điều trị, mà chỉ được khám để theo dõi hàng ngày, nếu trở nặng thì được đưa đi điều trị cao, nếu không thì sau mươi ngày sẽ tự khỏi. Đó là kinh nghiệm cho tới nay.

Trưa 13/7, trả lời VnExpress, Thứ trưởng Trường Sơn cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bệnh nhân Covid-19 điều trị tại bệnh viện 10 ngày nếu không có triệu chứng có thể cho về nhà. Theo đó, Bộ Y tế dự kiến, F0 sau khi được bệnh viện điều trị 10-14 ngày mà không có triệu chứng sẽ cho về tiếp tục theo dõi, cách ly tại nhà.

Nhưng tình hình sẽ còn căng bao lâu TP chưa có đủ số liều cần thiết cho dân để ngăn chặn sự lây lan của Delta hiệu quả. Cũng đúng cho cả nước. Chỉ sợ kinh tế TP thiệt hại nặng quá. Phải có cách gì đối phó tốt hơn”.

Hiện tại vẫn chỉ là ở nhà + 5K và Vacxin mà thôi!

clip_image014

Vòng Tay Việt đi lấy 300 phần bánh nóng hổi mới ra lò ở ABC Bakery

clip_image016

Trước cổng BV dã chiến nhưng người thân đem đồ tới cho bệnh nhân là ba mẹ anh chị em mình mà chưa thể mang vô được vì rất đông.

clip_image018

Những chàng trai trẻ balo và chiếu đi chống dịch

clip_image020

Chương trình Vòng Tay Việt tiếp tế lương thực cho một khu BV dã chiến

clip_image022

Nhóm bạn của Đức Minh đi phát thịt và rau trứng cho khu dân nghèo nhập cư không được xếp thuộc diện nào để có cơ may nhận trợ cấp ở Q6

clip_image024

Bữa cơm được đặt trong những hộp bã mía để bớt hộp xốp rác thải của Hội quán các bà mẹ đem đến các Bệnh viện tiếp tế cho nhân viên y tế và các Y bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TỦ THUỐC GIA ĐÌNH

FB Phan Xuân Trung

Trong những ngày chống dịch, việc khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Bạn có thể tự xử lý các tình huống đơn giản bằng cách trang bị cho mình một tủ thuốc gia đình. Dưới đây là một vài bệnh thông thường mà bạn có thể tự xử lý được.

1. Cảm sốt, nhức đầu:

– Paracetamol 500mg, ngày 2-3 lần, mỗi lần. 1 viên.

– Vitamin C 1g: ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên.

2. Tiêu chảy:

– Smecta ngày 2 l ần mỗi lần 1 gói, uống 1-2 ngày.

– Lactomin, uống ngày 2 lần mỗi lần 1 gói, uống ngày 2 lân.

3. Đau dạ dày:

– Omeprazol , ngày 1 viên buổi sáng.

4. Nóng rát bao tử:

– Phosphalugel uống 1 gói

5. Buồn ói:

– Primperan: uống 1-2 lần, 1 viên.

6. Chóng mặt khi thay đổi tư thế (rối loạn tiền đình)

– Betaserc: uống 1-3 lần x 1 viên.

7. Đau nhức khớp gối, khớp vai:

– Etoricoxib 90, uống 1 viên sau ăn no.

8. Đau cơ lưng, cơ vổ, vai, bong gân, trật khớp….

– Myomethol, ngày 2-3 lần x 1 viên.

+ Số 7 + Số 3.

9. Hen suyễn người lớn:

– Salbutamol 4mg, ngày 2l ần sáng chiều mỗi lần 1 viên.

10. Sưng amidan, đau họng, rát họng, viêm xoang:

– Ciprofloxacin 500mg, ngày 2 lần x 1 viên (kháng sinh).

– Prednison 5mg, ngày 3 lần x. 1viên sau ăn no (kháng viêm).

– Bromhexin, ngày 3 lần x 1 viên (long đàm)

11. Tăng huyết áp:

– Amlordipin 5mg 1 viên, sáng.

12. Dị ứng:

– Telfast 60mg, ngày 2-3 lần x 1 viên.

Trên đây là vài đơn thuốc tự chữa trị khi không thể tiếp cận thầy thuốc. Bạn cần tham khảo ý kiến nhà thuốc.

Bs PHAN XUÂN TRUNG

CHÂN DUNG CHÀNG TRAI VẠN NGƯỜI MÊ TRONG MÙA DỊCH

Phùng Hiếu – Tuổi Trẻ Cười

Cả thành phố này đang thiếu rau củ trầm trọng. Riêng một chàng trai vác cả tấn ra củ đi long nhong ngoài chợ.

clip_image026

Chàng thong thả đi chợ. Vẻ ngoài chàng toát lên sự lạnh lùng. Cả khuôn mặt chàng toát lên màu xanh. Màu xanh của hi vọng chỉ là nghĩa bóng, chàng đang tỏa ra màu xanh từ đống rau củ quả mới đáng giá.

Cả thành phố này đang thiếu rau củ trầm trọng. Giá cả tăng nhanh đến chóng mặt, người ta sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để lấy một kí rau. Trong khi đó, chàng vác cả tấn ra củ đi long nhong ngoài chợ.

Không kiềm được lòng mình, có cô nàng gào lên:

– Ôi đậu xanh, rau má của em. Chàng nói đi làm sao em có được một kí rau má! Em cho chàng số zalo nhé!

Chàng vẫn lạnh lùng lướt qua đời cô gái ấy.

Có nàng thấy chàng trên cổ treo tòng teng hai bó cải ngọt, gạt mọi liêm sỉ tự “chốt”:

– Cho em hai bó cải ngọt! Em về bỏ chồng theo anh ngay và luôn!

Chàng vẫn im lặng. Chàng đẹp trai và vẫn còn rất tỉnh.

Thân hình chàng cuồn cuộn bởi đóng bắp cải, su hào treo quanh người. Có cô nàng cả tháng nay không mua được rau củ thấy chàng còn hơn thấy Lee Min Ho. Nàng reo lớn:

– Chàng ơi, một cái bắp cải đổi một nụ hôn! May túi ba gang mang theo mà đựng!

Chàng vẫn kiêu ngạo chẳng thèm ngó cô nàng. Chàng nhếch mép, mỉm cười bỏ đi, bỏ mặc cô gái đang thèm bắp cải trong đau đớn, tuyệt vọng.

Chàng lại bình thản đi qua đi lại trêu ngươi mấy cô nàng đang “khát” rau củ. Một quí bà có vẻ sang trọng nhìn chàng không chớp mắt. Bà không cần giấu sự thèm thuồng của mình:

– Ôi thần linh ơi! Trái cà tím ngon quá. Hai tháng rồi, ta chưa được ăn cà tím. Đổi tình lấy cà tím nhé. Ta sẽ là “sugar mommy” của chàng! Chàng muốn gì được đó!

Chàng vẫn vậy, vẫn tỉnh queo coi mọi lời chào mời, quyến rũ của các quý bà quý cô chỉ là mây bay, gió thổi. Chàng bước đi hùng dũng hiên ngang với cả tấn rau củxanh mướt trên người. Chàng rực rỡ hơn cả một nam thần! Đố bà nội trợ nào có được chàng!

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Giá rau củ cao như cây cổ thụ

#tuoitrecuoi #biemhoa

clip_image028

Share this post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print
Share on email

Leave a Reply