Nguồn: http://vanviet.info/
THƯ MỤC VỤ NGÀY 27-7-2021
Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng – TGP Sài Gòn, 27/7/2021
SƯ CÔ VÀO VIỆN DÃ CHIẾN: ‘NẾU SỢ, CHIẾN TRƯỜNG NÀY DÀNH CHO AI?’
TP HCM – Dù sợ nhiễm và bị người thân ngăn cản nhưng sư cô Thích Nhuận Bình vẫn quyết tâm vào bệnh viện dã chiến số 12 hỗ trợ điều trị F0 với mục tiêu “không hết dịch không về”.
[Văn Việt: Xin nghe: https://v.vnecdn.net/vnexpress/video/audio/2021/07/28/su-co-vao-vien-da-chien-neu-so-chien-truong-nay-danh-cho-ai-1627433707.mp3]
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG PHỔI Ở NGƯỜI NHIỄM COVID-19 L BV1A
Bệnh viện 1A chia sẻ với các bạn các bài tập Phục hồi chức năng phổi đối với bệnh nhân cách ly COVID-19 ở thể nhẹ không triệu chứng. 0:06 Giới thiệu 2:08 Bài tập 1: Kỹ thuật thở ra 3:01 Bài tập 2: Mở lồng ngực và kiểm soát nhịp thở 3:53 Bài tập 3: Tăng cường vận động cơ hô hấp 5:18 Bài tập 4: Loại bỏ dung tích khí cặn trong phổi 6:05 Bài tập 5: Tăng cường sức bền 7:38 Bài tập 6: Tăng dung tích sống trong từng thùy phổi 8:32 Bài tập 7: Vũ điệu nhịp thở Bài tập này cũng có thể được sử dụng trong trường hợp mệt mỏi do làm việc liên tục kéo dài, suy giảm chức năng hô hấp mãn tính. Phục hồi chức năng phổi làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm, cải thiện các chức năng thể chất và chất lượng cuộc sống. Bài tập được hướng dẫn bởi Thạc sĩ – Bác sĩ Calvin Q. Trịnh (Trịnh Quang Anh) – chuyên gia về Y học thể thao và Phục hồi chức năng. Bác sĩ Calvin tốt nghiệp Thạc sĩ PHCN tại Mỹ, là công dân Việt đầu tiên có hộ chiếu vaccine (tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19). Hiện ông đang công tác tại khoa Phục hồi Chức năng – Bệnh viện 1A. Bệnh viện 1A là bệnh viện hàng đầu trong chuyên ngành Phục hồi chức năng tại TP. Hồ Chí Minh. Hãy bấm theo dõi kênh Youtube chính thức của Bệnh viện 1A để theo dõi, cập nhật các bài tập Phục hồi chức năng bài bản, khoa học dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Theo dõi chúng tôi qua: Website ► https://www.benhvien1a.com Facebook ► https://www.facebook.com/benhvien1ahcm #benhvien1a #phuchoichucnang #covid19https://www.youtube.com/embed/D2UVMRSmc5g
PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ TP.HCM: ‘HỆ THỐNG CẤP CỨU ĐANG RẤT NỖ LỰC, MONG ĐƯỢC SỰ CHIA SẺ TỪ NGƯỜI BỆNH’
TTO – Ngành y tế TP.HCM khẳng định đang huy động mọi nguồn lực nỗ lực tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, song song việc phải đảm bảo tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân bệnh thông thường.
Ông Tăng Chí Thượng (giữa) – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – đi kiểm tra tình hình tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – Ảnh: H.L
Ngành y tế TP.HCM khẳng định đang huy động mọi nguồn lực nỗ lực tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, song song việc phải đảm bảo tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân thông thường.
Trả lời Tuổi Trẻ Online tối 27-7, PGS.TS Tăng Chí Thượng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – nói: “Bên cạnh điều trị người mắc COVID-19 với số lượng tăng cao đột biến, nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế vẫn phải đảm bảo chăm sóc điều trị cho người dân mắc các bệnh lý thông thường.
Dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ khó có thể đáp ứng được 100% yêu cầu bình thường của người dân như trước đây. Trong lúc này, ngành y tế rất mong được sự chia sẻ của người dân”.
* Thưa ông, với số ca mắc COVID-19 tăng cao, việc vận chuyển cấp cứu người bệnh đang gặp phải những khó khăn gì?
– Có thể thấy dịch tại TP.HCM đang bùng phát mạnh, có rất nhiều ca F0 mới và nhiều ca trong số đó trở nặng. Số cuộc gọi cấp cứu vì thế tăng vọt, phương tiện cấp cứu trong một số thời điểm cũng bị “nghẽn”, chưa thể đáp ứng hết yêu cầu từ người dân.
Với việc vừa phải cấp cứu bệnh nhân COVID-19, vừa cấp cứu bệnh nhân thông thường sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến công tác cấp cứu chung, có thể chậm trễ vận chuyển cấp cứu ở một số tình huống nhất định. Dù mong muốn người dân chia sẻ, nhưng với vai trò của mình, chúng tôi đang có các điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới, đồng thời huy động tối đa nguồn lực của xã hội tham gia cấp cứu cho người dân.
* Những điều chỉnh đó là gì, thưa ông?
– Để giải quyết tình trạng nghẽn cuộc gọi, chúng tôi đã tăng từ 12 line cuộc gọi lên 40 line. Trung tâm điều phối cấp cứu 115 cũng sẽ được chuyển qua Khu phần mềm Quang Trung (Q.12) để có đủ điều kiện đáp ứng việc tăng quy mô tiếp nhận 100 line cuộc gọi trong thời gian tới.
Việc tăng số line điện thoại là một chuyện, số xe cấp cứu cũng phải tăng đồng bộ. Với sự ủng hộ của các nhà tài trợ, đến thời điểm này số xe cấp cứu tăng được thêm 12 chiếc (tổng toàn TP khoảng 200 xe, riêng hệ thống y tế công lập có 85 xe).
Ngoài xe cứu thương hiện có, để đáp ứng đủ nhu cầu, chúng tôi hoán đổi xe taxi vận chuyển cấp cứu và có thêm sự hỗ trợ từ các bệnh viện tư nhân, một số tỉnh thành. Đặc biệt thời gian tới Công ty ô tô Trường Hải sẽ đồng hành, sản xuất cho TP.HCM 50 chiếc xe cấp cứu với chi phí vừa phải.
Ngành y tế đang tăng thêm số cơ sở tiếp nhận cho cả bệnh thông thường và COVID-19, bằng việc huy động các bệnh viện tư nhân. Các bệnh viện công lập cũng được hoán đổi sang mô hình “tách đội” để vừa điều trị COVID-19, vừa tiếp tục cấp cứu cho các bệnh nhân thông thường.
* Thực tế việc tổ chức cấp cứu đôi lúc có tình trạng bỏ bệnh, từ chối nhận bệnh… Ngành y tế TP.HCM sẽ làm gì để giám sát vấn đề này?
– Về vấn đề này, Sở Y tế TP đã thành lập tổ công tác đặc biệt chuyên về điều phối các trường hợp cấp cứu khi trở nặng, tìm ra nơi có thể tiếp nhận và có khả năng điều trị. Tổ này gồm 15 thành viên, trực chiến 24/7.
Chúng tôi cũng đã đưa ra một quy chế quy định chuyển viện rất rõ là các bệnh viện không được từ chối khi bệnh nhân dù lỡ có được chuyển tới cấp cứu không báo trước. Bệnh viện phải tiếp nhận, tiến hành sơ cấp cứu đánh giá, nếu ổn định sẽ được chuyển về các cơ sở y tế tuyến dưới, tránh việc nằm tuyến trên không cần thiết mất giường của những bệnh nhân nặng. Và tất cả đều có quy định rất rõ về trách nhiệm của từng bộ phận khi chuyển cấp cứu.
* Cụ thể với một người bệnh cần phải cấp cứu khẩn cấp nhưng không thể gọi được cho 115, họ phải làm sao, thưa ông?
– Thực tế có hiện tượng gọi 115 nhưng kẹt xe chưa đến chuyển cấp cứu kịp. Trong tình huống này, tốt nhất gia đình nên chủ động đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất (trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện quận, huyện) bằng các phương tiện vận chuyển của gia đình. Ngoài ra ở các địa phương đều có tổ phản ứng nhanh, sẽ hỗ trợ đưa người bệnh đến cơ sở y tế phù hợp.
Trước đó trên trang Facebook của một nguyên lãnh đạo UBND Q.1 phản ánh có một trường hợp bị “sốt và khó thở”; mặc dù gia đình “kêu gào trong điện thoại, từ lúc sáng” nhưng các cơ quan của phường, quận không một ai xuống xét nghiệm và đưa đi bệnh viện.
Ông Phạm Thành Kiên, bí thư Quận ủy quận 3, khẳng định thông tin trên Facebook không chính xác và cho hay bệnh nhân mất do viêm phổi, hoàn toàn không liên quan đến dịch bệnh COVID-19.
Ông Kiên cho hay qua kiểm tra xác định có cuộc gọi của gia đình đến phường (phường Võ Thị Sáu – PV) vào lúc 15h36 và lực lượng y tế phường có mặt tại nhà người bệnh lúc 15h45.
HOÀNG LỘC thực hiện
MỘT NGÀY BUỒN*
Hả hê tấn công ông Đoàn Ngọc Hải: Các anh chị đã làm gì cho Sài Gòn khi bao tiếng kêu cứu vang lên mỗi ngày?
Sài Gòn, ngày giãn cách thứ 58, ngày giới nghiêm thứ 3.
Một ngày buồn.
Một ngày buồn vì số ca nhiễm còn mạnh. Một ngày buồn vì nhiều tiếng kêu cứu vẫn đầy trên mạng xã hội khi người thân họ trở nặng cần cấp cứu.
Một ngày buồn vì thêm những cái chết. Đau xót hơn, có cô bé nấu cơm thiện nguyện cho khu chống dịch suốt 2 năm qua, phải từ giã cõi đời.
Những dòng trăng trối cuối cùng gửi một người thân, cô chua xót nói rằng: “Mình giúp người ta bao nhiêu mà giờ papa gọi có bệnh viện nào chịu nhận con đâu”
Những tiếng kêu cứu từ những nơi có F0, ngay quận 3 thôi, kêu cứu từ buổi chiều vì khó thở, họ nhờ tôi, tôi gọi cho chủ tịch phường, nhưng kết quả thì sáng hôm sau mới đến.
Tôi không muốn nói nhiều về những sự mệt mỏi này của đồng bào và hoàn toàn thông cảm cho sự quá tải của lực lượng chống dịch. Nhưng ở một ngưỡng nào đó thôi, khi mà số phận con người đang chông chênh trước dịch bệnh thế này.
Một ngày buồn, khi một người đàn ông tình nguyện lái xe chở bệnh nhân đi cấp cứu, liên hệ các bệnh viện để người dân được cứu sống giữa muôn trùng khó khăn trong những ngày giới nghiêm ngặt nghèo này, thì bị báo chí cố tình viết cho sai, bị y tế quận 3 “thanh minh” kiểu đổ lỗi, và bị cộng đồng mạng t.ấn công.
—————
Khi một người tình nguyện lái xe cứu thương bị t.ấn công, tôi vào FB ông Hải xem tus ông ấy viết (và rất cẩn thận xem lịch sử chỉnh sửa) thì tất cả những điều này chưa chỉnh sửa gì:
– Ông Hải khẳng định gia đình KTS Ngô Viết Nam Sơn cầu cứu ông giúp đỡ về việc người nhà ông Sơn khó thở, trở nặng, đã cầu cứu nhiều nơi nhưng đều nhận được câu trả lời không có que xét nghiệm nhanh, không có xe cứu thương, không bệnh viện nào nhận. Sau đó, người này không qua khỏi
– Ông Hải nói “nghi nhiễm cô vít” chứ không khẳng định dương tính hay âm tính.
– Ông Hải tự lái xe đến cố giúp gia đình họ và gửi lời cầu cứu Bí Thư Nên
Chuyện là như thế, mà một loạt các “đại trí thức”, “nhà dân chủ”, “dư luận viên cao cấp” lên FB rủa xả anh Hải, nói rằng ông cố tình gây sự chú ý, làm trò…, đại khái là rất nhiều lời lẽ bỉ bôi, cười cợt, thậm chí lăng mạ.
Có một anh nhà báo lâu năm còn lý luận: “Nhà ông Sơn tự lo được và đủ quan hệ lo được, cần gì ông Hải” và khẳng định ông Hải cố tình gán mình vào danh thế nhà người ta để nổi tiếng.
Buồn quá, đúng không cái gọi là trí tuệ của con người mang danh trí thức rồi phản biện này nọ, để phục vụ cho việc này, phải không chúng ta ơi?
————————–
Có lẽ các anh đang mở cửa sổ, quạt gió vù vù để hút thuốc, xông hơi nên không biết rằng, rất nhiều tiếng kêu cứu của cộng đồng đã xuất hiện.
Các anh đã che tai che mắt mình để không nghe thấy những tiếng xe cứu thương không ngớt xé toạc trời đêm Sài Gòn những ngày này; những bệnh viện siêu quá tải và những y bác sĩ đã không có những ngày sống bình thường bao tháng nay.
Các anh che luôn cả lương tâm ít ỏi của mình để không thấy rằng, không ai có thể tự lái xe băng qua dịch giã, chỉ để mong tăng thêm chút hy vọng được cứu sống cho những người dân những lúc dầu sôi lửa bỏng thế này.
Thưa các anh, lúc này đây, nhiều tiền hay nhiều chữ cũng chưa chắc sẽ có chỗ trong bệnh viện nếu chẳng may phải cấp cứu đâu các anh.
Việc các anh hả hê để “hiểu bộ mặt thật của ông Hải”, rồi “nghi nghi bấy lâu nay” hay lớn tiếng làm người hùng đấu tố, đã hoàn toàn vô nghĩa và lố bịch. Vì đơn giản là, đồng bào khó khăn nguy cấp thế này, các anh làm được gì, ngoài việc cào phím?
——————
Tôi sẽ lưu lại đây một ngày buồn, để mai này dịch qua, tôi sẽ lại nhớ những gì các anh chị nói để hiểu hơn về nhân phẩm của một bộ phận “tinh hoa” hay người tự nhận mình khôn và hiểu biết, để thấy kẻ cơ hội đáng sợ đến mức nào khi đồng bào nguy cấp.
(Những ai là bạn bè thuộc đối tượng tôi kể trên, hãy tự rời xa nhau nhé!)
*Tiêu đề do Văn Việt đặt.
CẦN CHẾ ĐỊNH CHÍNH QUYỀN “TUYÊN BỐ VÙNG DỊCH”
——-//——-
Cơn đại dịch cúm Tàu đã hoành hành thế giới suốt hơn một năm rưỡi qua. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, hầu như Việt Nam không có cơ may nào để tránh thoát khỏi cơn dịch cả. Nhất là về địa lý, Việt Nam có lãnh thổ tọa lạc giáp ranh ngay bên cạnh ông bạn hàng xóm Trung Cộng, nơi khởi nguồn cơn đại dịch.
Dịch đến đâu, nó làm đình đốn mọi hoạt động thường nhật ở nơi đó, từ quan hệ công, công-tư đến quan hệ tư.
Đối với quan hệ công, cơn dịch đã từng làm nhiều cơ quan công quyền phải tạm đình chỉ trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho công chúng. Đình chỉ cả hệ thống tài phán ban phát công lý. Đồng thời, nó làm phát sinh thêm nhiều công việc mang tính chất lâm thời, thậm chí, chưa từng được dự liệu trong bất kỳ quy định luật pháp nào.
Chưa kể rằng, để đối phó với cơn dịch, thì một số quyền tự do cơ bản của công dân mang tính cách hiến định cũng đã phải buộc tạm đình chỉ thực hiện. Thật vậy, việc ban hành các quy định giãn cách xã hội bao gồm biện pháp hạn chế đi lại, giao tiếp giữa công dân, một mặt là giải pháp y tế, mặt khác, về phương diện pháp lý cần được nhìn nhận đã làm hạn chế các quyền tự do của công dân như: Quyền tự do đi lại. Cũng thế, biện pháp truy vết tiếp xúc của cá nhân đối với các ca dương tính đã xâm phạm vào quyền bí mật đời sống riêng tư, điện thoại. Chưa hết, đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các nhà hàng, cửa hiệu buôn bán… đều là các sự hạn chế quyền tự do kinh doanh, lao động của công dân.
Đối với quan hệ tư, cơn dịch làm đình đốn việc thực hiện khá nhiều khế ước thương mại lẫn dân sự vì sự hạn chế giao thương, đi lại …
Nên biết, dịch bệnh cùng với thiên tai và chiến tranh đã là ba nguyên cớ mà hầu hết luật pháp của các quốc gia trên thế giới đều quy định là trường hợp bất khả kháng, làm cơ sở để trì hoãn, đình chỉ nghĩa vụ dân sự hoặc khế ước dân sự.
Thế nhưng, sự đình chỉ quan hệ công hay tư vì dịch bệnh không chỉ bằng sự kiện có dịch bệnh phát sinh là đủ. Mà nhất thiết, phải bằng một hành vi tuyên bố chính thức của chính quyền thì mới có thể phát sinh hiệu lực pháp luật, là điều mà cho đến nay chính quyền chưa thực hiện và cũng không có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Gần đây, công chúng của một vài tỉnh miền tây nam bộ đã rất hồ hởi trước thông tin chủ tịch UBND chỉ đạo tạm dừng thu các khoản tiền điện, nước, viễn thông, lãi suất ngân hàng… vì đã “gãi đúng chỗ ngứa” khi nỗi lo lắng của dân chúng về hàng loạt nghĩa vụ dân sự mà họ khó lòng chu toàn, nhất là những khoản vay nợ vẫn tiếp tục sinh lãi bất chấp dịch giã. Các chỉ đạo này đều hết sức chính đáng, hợp thời, hợp lòng dân… Nhưng rất tiếc, không hợp pháp. Vì lẽ, các chủ tịch UBND tỉnh không có thẩm quyền ban hành mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các khế ước dân sự để làm đình chỉ chúng! Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền đó và “Tuyên bố vùng dịch” của chính quyền (nếu có).
Thật vậy, với “Tuyên bố vùng dịch” của chính quyền có lợi ích pháp lý về nhiều phương diện với nhiều đối tượng có liên quan.
Đối với chính quyền, “Tuyên bố vùng dịch” có lợi ích giải trừ trách nhiệm hành chính đối với khá nhiều loại công vụ. Như, các hồ sơ hành chính trình duyệt quá hạn sẽ được được tạm “đóng băng” hoặc gia hạn. Kích hoạt thẩm quyền huy động các nguồn lực của quốc gia khả dĩ phòng chống dịch…
Đối với quan hệ giữa chính quyền và công dân, “Tuyên bố vùng dịch” tạo cơ sở pháp lý để tạm đình chỉ một số quyền tự do cơ bản mang tính cách hiến định của công dân, như: Quyền tự do đi lại, bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật điện thoại, tự do kinh doanh, tự do lao động…
Đối với các quan hệ tư, “Tuyên bố vùng dịch” là cơ sở pháp lý để giúp làm giải trừ, giảm trừ hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Phổ biến nhất là các nghĩa vụ thanh toán hoặc trả lãi, như: Thanh toán tiền thuê nhà, thuê mặt bằng, tiền trả góp, cũng như trả lãi các trái khoản (vay mượn).
Đương nhiên, “Tuyên bố vùng dịch” chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa phương được “Tuyên bố vùng dịch”mà thôi.
Nếu xem các Chỉ thị 15 và 16 của thủ tướng chính phủ là các biện pháp hành chính được ban hành vì mục đích y tế, phòng chống dịch. Thì “Tuyên bố vùng dịch” là biện pháp pháp lý cần thiết để giảm thiểu các hậu quả mà các Chỉ thị 15 và 16 gây phát sinh.
Liên quan đến việc “Tuyên bố vùng dịch”, về thẩm quyền, tham chiếu vào Luật Phòng, Chống bệnh truyền nhiễm 2007, trong trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người như hiện nay, thì thẩm quyền công bố dịch bệnh thuộc về thủ tướng chính phủ (điểm c, khoản 2 điều 38).
Tuy vậy, toàn văn Luật Phòng, Chống bệnh truyền nhiễm 2007 chủ yếu quy địch về nội dung phòng chống bệnh truyền nhiễm như đúng tên gọi của văn bản luật. Hẳn nhiên, không có những nội dung mang lại lợi ích pháp lý của một “Tuyên bố vùng dịch” như giải trừ trách nhiệm hành chính về cung cấp dịch vụ công, tạm đình chỉ các quyền tự do hiến định của công dân, giải trừ, giảm trừ hoặc miễn trừ các nghĩa vụ dân sự… Đây là một khoảng trống rất lớn trong luật pháp thực tại cần phải được nhanh chóng bổ khuyết.
Cơn đại dịch rồi cũng phải qua đi. Các công sở sẽ trở lại cung cấp các dịch vụ công. Các quyền tự do công dân mang tính cách hiến định sẽ lại phục hồi đầy đủ và được luật pháp bảo vệ. Các nghĩa vụ dân sự sẽ được các bên hoặc cơ quan tài phán xem xét lại trên cơ sở “Tuyên bố vùng dịch” để được giải trừ, giảm trừ hoặc miễn trừ trong thời gian dịch bệnh. “Tuyên bố vùng dịch” trở thành phương tiện pháp lý để khoan sức dân, ổn cố xã hội hậu cơn dịch.
Thế nên, quốc hội khóa mới nên khẩn cấp đưa vấn đề bổ khuyết thẩm quyền “Tuyên bố vùng dịch” của chính quyền vào nghị trình lập pháp.
Saigon, viết từ tháng 03/2020 – tháng 07/2021.
Manh Dang
TỈ LỆ NGƯỜI DÂN ĐÔNG NAM Á ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN COVID-19, TÍNH TỚI NGÀY 24/7/2021
Xanh đậm là tỉ lệ đã được tiêm 2 liều, xanh nhạt là 1 liều.
Sự khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác thật đáng kinh ngạc. Có thể giải thích điều này như thế nào?
(Nguồn: Our World in Data, được dùng bởi Michael Tatarski, một nhà báo ở TPHCM)
LẠI CHUYỆN VACXIN*
Vẫn biết rằng ngành y đang phải căng mình chống dịch, có BV ở TP HCM quá tải, F0 nhiều nơi phải chờ lâu mới được đưa đi… nhưng đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 mà mới chỉ tiêm được hơn 5 triệu mũi tính đến hết ngày 27/7 thì nếu không chậm phải dùng từ gì?
Còn đây là nhận định của người đứng đầu Chính phủ “Thủ tướng cũng đánh giá việc tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương vẫn còn chậm”.
Dù biện minh hay cho rằng có lý do khách quan, chủ quan nào đó thì việc mới chỉ tiêm hơn 1/3 số vắc xin khó khăn lắm mới có được vẫn là điều khó lọt tai!
Nhất là trong tình cảnh dân chúng đang mong từng liều, ai tiêm được coi như “đặc ân”, có kẻ còn khoe khoang thì việc chậm trễ này liệu có thiếu trách nhiệm?
Chỉ sợ vắc xin thiếu và phân bổ không công bằng, giờ chẳng lẽ phải lo cả việc vắc xin hàng triệu liều trong kho mà chưa thể tiêm được vì abcd gì đó sao? Sang tháng sau khi vắc xin về dồn dập hơn nữa thì sẽ thế nào đây?
Bộ Y tế không chỉ nợ lời giải thích về việc tại sao Kovir của Sao Thái dương hay Hoạt huyết Nhất Nhất lại được Cục trưởng Thinh “o bế” kì quặc, tăng giá vô tội tạ mà còn nên có thông tin rõ ràng về chuyện chậm tiêm vắc xin này!
Nếu lý do chính đáng sẽ giúp người dân yên lòng hơn, còn trục trặc chỗ nào cũng phải sửa gấp chứ không thể như vậy!
*Tiêu đề do Văn Việt đặt.
PHUN XỊT NƠI CÔNG CỘNG KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ CHỐNG COVID-19
Sài Gòn đang có chiến dịch phun xịt khử khuẩn nơi công cộng để tẩy virus nCov. Tôi nghĩ KHÔNG nên theo đuổi cách làm này vì sẽ không đem lại hiệu quả mà còn tăng nguy cơ bệnh tật cho công chúng.
Năm ngoái tôi có một cái note giải thích tại sao phun xịt khử khuẩn ngoài trời không có hiệu quả. Hôm nay xin đề cập lại với những bằng chứng khoa học cụ thể để các bạn biết và tham khảo.
1. Lí do thứ nhứt: 99% ca lây lan là trong nhà
Đa số các ca nhiễm xảy ra trong nhà và building (indoor) chớ không phải ngoài trời (outdoor). Hàng loạt nghiên cứu bên Tàu và Âu châu đã khẳng định điều đó. Xin trình bày một số kết quả nghiên cứu khoa học như sau:
• Một nghiên cứu bên Tàu năm ngoái cho thấy tỉ lệ lây nhiễm trong nhà là 7322/7324 (gần 100%), so với ngoài trời là 2/7324 hay 0.03% [1].
• Một nghiên cứu khác cũng bên Tàu với cỡ mẫu nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ lây nhiễm trong nhà là 96% so với ngoài trời là ~4% [2].
• Tương tự, một nghiên cứu khác trên gần 11,000 ca nhiễm, kết quả là 99.1% là lây nhiễm trong nhà, chỉ có 0.9% là lây nhiễm ngoài trời [3].
2. Lí do thứ hai: cơ chế lây lan
Đến nay thì chúng ta đã biết cơ chế lây nhiễm của con virus. Nó lây truyền qua những giọt bắn từ người bị nhiễm. Những giọt li ti này đi vào không khí khi người bị nhiễm ho hay hắt hơi, và những người đứng gần có thể bị nhiễm.
Con virus này nó tồn tại trong không khí chừng 3 giờ đồng hồ, nhưng nó tồn tại 2-3 ngày trên bề mặt các vật dụng làm bằng inox hay sắt thép [4]. Có nghiên cứu cho biết nó có thể tồn tại trên vật dụng trong nhà đến 9 ngày [5]. Do đó, phun xịt ngoài trời không có hiệu quả gì cả.
3. Nếu có vệ sinh thì có thể làm ở trong nhà hơn là ngoài trời. Những nơi trong nhà hay lây nhiễm nhiều nhứt, theo một phân tích ở Pháp là như sau (theo thứ tự):
• Nhà ở (13%)
• Phương tiện đi lại công cộng (12%)
• Nhà hàng, quán ăn (7%)
• Nơi làm việc (2%)
• Trường học (~2%)
• Bệnh viện (1.7%)
Vấn đề là phun xịt hoá chất ‘bừa bãi’ như thế có thể gây tác hại cho công chúng [6].
Trước đây (năm ngoái) ở vài nước (Nam Hàn, Đài Loan, Ý) họ tổ chức những đoàn xe xịt hoá chất khử khuẩn, nhưng họ cũng phải bỏ chiến dịch này vì không có hiệu quả mà lại tốn tiền. Ngay cả WHO cũng không khuyến cáo phun xịt như thế.
Do đó, tôi nghĩ chúng ta nên làm theo ‘ánh sáng’ của khoa học: ngưng chiến dịch phun xịt khử khuẩn như hiện nay ở TPHCM. Thay vì làm vậy, nên tổ chức những đoàn tình nguyện khử khuẩn ở những ghế đá công viên (khi hết lockdown).
Bản trên blog: https://nguyenvantuan.info/…/phun-xit-noi-cong-cong…
_____
[1] Qian H, et al. Indoor transmission of SARS-CoV-2 Indoor Air. doi:10.1111/ina.12766. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/ina.12766
[2] Lan F-Y, et al. Work-related COVID-19 transmission in six Asian countries/areas: a follow-up study. PLoS One 2020; 15:e0233588. https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0233588
[3] Leclerc QJ, et al. CMMID COVID-19 Working Group. What settings have been linked to SARS-CoV-2 transmission clusters? Wellcome Open Res 2020; 5:83. https://wellcomeopenresearch.org/articles/5-83/v2
[4] https://www.medrxiv.org/…/2020.03.09.20033217v1.full.pdf
[5] https://www.journalofhospitalinfection.com/…/fulltext
[6] https://oem.bmj.com/content/74/9/684
CHƯA BAO GIỜ ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN NHƯ HÔM NAY!
Video: nhóm siêu thị 0đ thực hiện tối 27.07.2021
NGÀY THỨ 20 (đêm thứ 2 giới nghiêm)
Một ngày qua và một đêm mệt mỏi!
Tiếng còi xe cứu thương vang lên suốt ngày dêm. Trên FB bạn bè có những tin tức về người nhà, người thân trở bệnh nặng (cả covid và không phải covid) nhưng không sao gọi được xe cấp cứu, y tế phường quận cũng không thể có mặt ngay… Xót xa quá!
Lực lượng y tế từ cơ sở đến các bệnh viện, các nơi mới thiết lập để cấp cứu và chữa trị bệnh đều đã quá tải, vì thiếu nhân lực, vì đa số nhân lực chưa được chuẩn bị tâm lý và kỹ năng cho tình trạng khẩn cấp kéo dài này. Vì lực lượng này cũng đã kiệt sức!
Không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân cảnh báo “Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”. Những chuyện gây ra hậu quả lớn, nghiêm trọng đều có thể khởi nguồn từ chính những điều nhỏ nhặt, mà lúc đó ai cũng coi là chuyện không quan trọng, ai cũng xuê xoa bỏ qua. Điều nhỏ nhặt có khi chỉ là một câu nói, một thông tin không đúng sự thật, một thái độ không trung thực… Vậy thôi, khi có chuyện nhìn lại mới nghĩ, giá mà, nếu mà…
@ Một trong những đặc điểm quan trọng của đô thị hiện đại là không thể thiếu hay yếu kém về Giao Thông Và Truyền Thông. Là nơi mật dộ dân số cao, sự “tiếp xúc, va chạm” về cả giao thông và truyền thông là nguy cơ thường xuyên. Khi hai lĩnh vực này tắc nghẽn hay rối loạn thì đô thị sẽ rối loạn ngay. Giao thông trong nội thành và liên vùng không thông suốt thì thành phố “ngừng thở”, truyền thông không kịp thời minh bạch rõ ràng thì người dân hoang mang, sợ hãi và sẽ dẫn đến sự “bất tuân”.
Đây chính là “tổ kiến hổng” không được quan tâm đúng mức ngay từ đầu mùa cao điểm của dịch ở TPHCM từ tháng 5.2021. Nếu các chuyên gia về lĩnh vực xã hội nhân văn được tham gia trực tiếp vào việc tư vấn, hỗ trợ về giải pháp, chính sách cho chính quyền thì có lẽ sẽ có một số biện pháp phù hợp thực tiễn và tâm lý, lối sống của các tầng lớp cư dân hơn.
@ Trộm vía, hẻm của tôi vẫn là “khu vực xanh” nên bà còn càng tuân thủ 5K và giữ gìn cẩn thận. Hôm nay ngày đầu khu vực này thực hiện việc mua hàng bằng phiếu theo ngày (tuần được 2 phiếu/2 lần). Thế nhưng sáng sớm ra siêu thị thì ôi thôi, còn đông hơn ngày chưa phát phiếu! Đông quá, xếp hàng từ sân siêu thị, ra ngoài đường, vòng vào trong hẻm… Có thấy lực lượng trật tự của quận và công an đến kiểm tra và điều hành nhưng không thể giảm bớt người tập trung. Vì một người đến mua hàng có thêm một người đến phụ chở hàng về vì ai cũng mua nhiều, có người đầy ắp 2, 3 xe đẩy!
Xếp hàng hơn 1 tiếng thì vào được bên trong. Rau xanh rất ít, không có hàng bổ sung nên xảy ra tranh nhau cãi vã… Quầy Vissan trong siêu thị đóng, không có miếng thịt heo thịt bò tươi nào cả nên đồ đông lạnh, đồ nguội nhanh chóng hết! Cửa hàng Vissan cách nhà chừng 100m cũng bán theo phiếu nhưng là phiếu của quận Gò Vấp, quận PN qua mua cũng không được.
Quận quy định mỗi ngày có bao nhiêu phường được mua hàng, nhưng kế hoạch phân chia phiếu chưa tính toán cụ thể mỗi phường còn có bao tổ dân phố và mỗi tổ bao nhiêu hộ gia đình? Thậm chí còn phải tính đến số hộ nhiều hay ít người nữa. Số liệu về hộ gia đình, nhân khẩu phường có rồi, hồi bầu cử đã kiểm tra lại, chắc chắn dữ liệu đó còn lưu, bây giờ sử dụng cho việc này vừa nhanh chóng vừa hợp lý. Bà con đã phản ánh ngay cho tổ trưởng dân phố tình trạng này, hy vọng quận, phường sẽ có sự điều phối hợp lý hơn.
MỘT NGÀY KHÔNG THỂ QUÊN
Nguyễn Vui – TGP Sài Gòn, 28/7/2021
TGPSG — Reng… reng… reng… đồng hồ báo thức đã điểm, chúng tôi lên đường để ra tuyến đầu chống dịch đây!
Cảm giác ngày đầu đi làm vừa vui vừa hồi hộp. Các chị trong phòng cổ vũ: Cố lên các “chiến sĩ Áo trắng”. Các chị còn nấu nước sả cho uống, dặn dò như mẹ dặn con trước khi đi xa: “Cẩn thận nha các em”. Ôi! Thật ấm lòng. Thế là các chiến sĩ Áo Trắng đã lên đường.
Vì là ngày đầu tiên đi làm, nên cái mặt “ngố” như người dưới tỉnh mới lên thành phố. Không biết làm gì và đi đâu. May mắn thay, cô điều dưỡng chưa một lần gặp mặt và quen biết đã tận tình chỉ dẫn từng bước từ cách mặc đồ bảo hộ đến cách rửa tay. Cô cứ dặn đi dặn lại: “Cẩn thận nha con, thương quá đi… con của cô cũng chừng tuổi tụi con, trẻ quá mà… thương quá đi”. Cảm giác ấy giống như cảm giác đang ở bên mẹ hiền vậy.
Việc mặc đồ bảo hộ quả là không dễ dàng. Ngày đầu mặc chưa quen nên cảm thấy rất khó chịu, kèm theo vết hằn sâu trên mặt của chiếc khẩu trang N95 kín mít và khó thở. Thế mới thấy thương các bác sĩ vì họ luôn phải làm việc lâu giờ trong bộ đồ nóng bức như thế để chăm sóc các bệnh nhân.
Quả thật, tình thương yêu đã vượt thắng tất cả. Dịch bệnh xảy ra mới thấy được chiều rộng và chiều sâu của con tim. Vì là ngày đầu đi làm nên chúng tôi có nhiều cảm xúc thật khó tả: hồi hộp xen lẫn một chút háo hức và cũng có một nỗi sợ không tên. Hồi hộp vì không biết mình sẽ làm được những gì? Mình có trụ nổi được không? Mình có là gánh nặng cho người khác không?… và hàng loạt những câu hỏi được đặt ra: Mình có đủ sức để làm không? Mình có đủ can đảm khi thấy họ thoi thóp mà chạy đến không? Mình có thể chăm sóc tốt cho họ khi mà mình chưa có kinh nghiệm chăm sóc, tắm rửa cho ai không?… rất nhiều và rất nhiều. Nhưng lạ thay khi bước chân vào phòng bệnh, những cảm xúc lo sợ ấy dường như tan biến vì sự nhiệt tình của cô điều dưỡng.
Tiếp theo là cảm giác tò mò muốn xem bên trong có những gì. Hiện ra trước mắt chúng tôi là cảnh tượng toàn người già không quần không áo đang thở thoi thóp. Ranh giới giữa sự sống và cái chết trong họ dường như rất mong manh, chỉ 1 cái chạm nhẹ không cẩn thận là họ có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là quét dọn sảnh Khoa Cấp Cứu và dọn rác (đồ bảo hộ, rác thải y tế…). Thu rác thì khá nhanh nhưng quét cái sảnh như một cực hình. Tưởng chừng đơn giản nhưng không đơn giản chút nào. Bởi vì sau khi choàng lớp áo bảo hộ lên người, chẳng còn muốn làm gì tiếp vì không thở nổi. Chưa bao giờ quét hành lang lại mất nhiều thời gian và khó khăn với chúng tôi như thế này. Có lúc tưởng chừng xỉu luôn vì quá bí. Những lúc mệt, 2 chị em lại động viên nhau: “Cố lên! Sắp hết rồi”.
Việc ấn tượng nhất với chúng tôi là lau người, thay tã và thay drap giường cho các bệnh nhân. Ở đây dường như 90% bệnh nhân bất tỉnh hoàn toàn, không còn một chút sức lực. Họ chỉ được giữ hơi thở bằng một cái máy với đầy dây dợ lung tung. Họ đã mất nhận thức toàn bộ nên rất cần có một ai đó để chăm sóc và phục vụ.
Ngày đầu tiên đi phục vụ kết thúc trong mệt mỏi nhưng chúng tôi có nhiều niềm vui và cảm thấy đời ý nghĩa. Cảm ơn Chúa đã cho con được chạm vào thân mình của Chúa qua các bệnh nhân. Cảm ơn Chúa đã cho con cơ hội để thở. Con nhận ra không khí là món quà tuyệt vời mà Chúa ban không cho con. Cảm ơn Chúa đã giúp con nhận ra rằng: giữa cơn dịch bệnh khủng khiếp này, tình người càng phải gắn kết, khoảng cách từ trái tim đến trái tim phải thật gần. Con nguyện phục vụ các bệnh nhân bằng cả trái tim, mong Chúa xoa dịu nỗi đau nơi các bệnh nhân và giúp họ sớm hồi phục sức khỏe.
Thủ Đức, ngày 24-7-2021
5 Thiên Thần nhỏ, Dòng NTCGSLM
CHỜ NGÀY TÁI SINH
Có quá nhiều tình yêu thương trong tấm ảnh này. Một sư thầy ở Tịnh Xá Ngọc Chánh, quận Bình Thạnh, thông qua chương trình Sài Gòn Chợ Lạc Xoong, nhận lương thực miễn phí từ bá tánh để nấu ăn cho mọi người. Anh tài xế của GrabExpress đến giao, không quên cúi đầu tôn kính. Sư thầy chúc anh bình an, trong hành trình lan tỏa những điều tốt đẹp đến mọi người.
Bình an chưa bao giờ xa xỉ đến thế. Khu chung cư tôi ở chỉ cách bệnh viện dã chiến thành phố Thủ Đức có vài trăm mét. Cả ngày lẫn đêm phải nghe tiếng còi hụ xe cứu thương. Bây giờ mỗi lần bước ra đường là một lần hồi hộp. Đường sá vắng lặng như tờ. Trên những con đường bình thường tấp nập ấy giờ chỉ còn lại bóng dáng của những người tài xế công nghệ.
Tôi tranh luận với bạn. Bạn nói phải mừng cho những người tài xế, thay vì thương họ, vì trong lúc ai cũng phải ở nhà thì họ được làm việc, và có thu nhập từ việc ấy. Tôi nói mừng thì có mừng, chứ thương thì vẫn thương chứ. Những cơn mưa Sài Gòn năm nay lớn quá. Gió thổi bay cả một cái billboard khổng lồ ở cầu Sài Gòn kia mà. Có những lúc mở mắt thức dậy đã thấy mưa tầm tã tự bao giờ. Tám giờ sáng đã có người ship rau củ cho, đi xuống dưới cái bàn nhận hàng giãn cách. Ngoài kia thì mưa như trút, vậy mà cái bàn nhận hàng khô queo. Ra là mấy anh shipper nhất nhất theo sách lược “ta quyết ướt cho hàng hóa quyết khô”.
Giữa lúc bước ra đường phút nào là hồi hộp phút đó, vậy mà đội ngũ shipper vẫn chạy từ sáng đến đêm, miệt mài không nghỉ. Có người alo hỏi anh ơi anh ở chung cư này nè đúng không, à dạ em biết rồi, nhưng anh chịu khó chờ tí cho em ăn ổ bánh mì rồi giao liền nha.
Các shipper đến chung cư tôi ai cũng phải làm chừng ấy thủ tục: khai báo y tế, trình chứng minh nhân dân, ký tên, đo nhiệt độ, giao hàng, chạy ra. Đến một chung cư có F0 khác thì… làm lại từ đầu. Mấy anh giao hàng vào các bệnh viện dã chiến, trung tâm cách ly còn nhiêu khê hơn vì phải xếp hàng cả tiếng. Người thì ship cái chiếu, người ship cái quạt máy, có người ship luôn… cái hồ cá để người đi cách ly đỡ buồn. Không có lực lượng shipper, lấy gì ta thể hiện sự quan tâm đến người thân, bè bạn đây.
Trong số những shipper ngang dọc trên đường, có người từng là bạn học của tôi, có người từng là đồng nghiệp của tôi trong làng phim hay có người từng làm chủ một công ty nào đó. Dịch giã ập đến, họ bỏ áo cổ cồn trắng và mặc lên mình tấm áo tài xế công nghệ. Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn thôi. Tôi nghĩ các tài xế công nghệ là lực lượng quan trọng thứ nhì trong đại dịch, chỉ sau đội ngũ y tế. Mong sao số tiền mọi người đóng vào quỹ vaccine được ưu tiên đùng cho họ.
Những ngày này, xe của quân đội đi xịt khử khuẩn toàn thành phố. Nhìn từ trên xuống, thấy mấy khu phố mù mịt như sương sớm Đà Lạt. Trong đống sương mù ấy, có những người tài xế GrabExpress âm thầm băng qua, như mạch máu nuôi sống thành phố, mong ngày tái sinh.
CẦU CALMETTE – NHỮNG GIÂY PHÚT LỊCH SỬ – 18:10 trên cầu không một bóng xe!!!
SaiGon – July 27, 2021
Minh Hoà Photography
Instagram: minhhoaphoto
TRƯA NAY TẠI GÓC HOÀNG VĂN THỤ – HỒ VĂN HUÊ, PHÚ NHUẬN
Thương lắm Saigon ơi
TRANHĐiều Nhỏ Xíu Xiu
Trao đi là nhận lại yêu thương
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG CỦA TÁC GIẢ:
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (11)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (10)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (9)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (8)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (7)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (5)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (4)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (2)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (23)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (21)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (20)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (19)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (18)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (16)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (15)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (14)
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (13)
- ĐỖ QUYÊN: TÔI ĐANG VIẾT “NGUYỄN HUY THIỆP – TIỂU TRUYỆN CUỐI CÙNG”
- TÔ HOÀI: BA NGƯỜI KHÁC
- THẠCH THẢO NGẮT RỒI, EM NHỚ CHĂNG? – Phạm Thị Hoài
- SÀI GÒN – NHỮNG NGÀY PHONG THÀNH (12)
- Nhà Văn Nguyên Ngọc : Những Suy Nghĩ Và Hành Động Trong Cao Trào Văn Nghệ Phản Kháng
- Ý Nhi và những bến bờ của sáng tạo
- ĐÊM TRỰC
- VẤN ĐỀ HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
- MÙA HÈ ĐỎ LỬA
- Chuyện bên đống lửa sưởi
- TRÍ THỨC – HÈN YẾU HAY HÈN HẠ?
- BẦY CÁO BẠC
- THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU – ĐINH THỊ NHƯ THÚY: SINH RA LÀ TỰ DO
- ELIZABETH BISHOP: NGHỆ THUẬT ĐÁNH MẤT
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- BÀI THƠ ĐỒNG TÂM
- Khải Minh: Ngày nào thơ Việt Nam chưa có lý thuyết mới thì…
- VŨ THÀNH SƠN, KẺ KHÁC BÊN TRONG CHÚNG TA
- THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU: INRASARA
- VĂN HẢI NGOẠI SAU 1975 (233): ĐINH QUANG ANH THÁI – VỀ MỘT CHUYẾN ĐI NGA
- BABEL 2020 HAY VIRUS BIẾN DỊ CỦA THẾ KỶ 21
- TƯỞNG NIỆM BA NĂM NGÀY MẤT LƯU HIỂU BA, 2017-2020
- TÚY HỒNG (12. 10. 1948- 19. 7. 2020)
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Ngô Tự Lập
- Mười Năm Thơ Đến Từ Đâu: Nguyễn Trọng Tạo
- ĐỌC THƠ NAOMI SHIHAB NYE: LÒNG TỬ TẾ
- MAI VĂN PHẤN, CUỘC ĐỜI QUYẾN RŨ
- NGUYỄN TRỌNG TẠO, MỘT CÂY SI VỚI MỘT CÂY BỒ ĐỀ
- TRẦN DẠ TỪ, THUỞ LÀM THƠ YÊU EM
- TRẦN NHUẬN MINH, LỊCH SỬ VÀ SỐ PHẬN
- HOÀNG HƯNG, NGƯỜI VỀ
- DU TỬ LÊ, MẸ VỀ BIỂN ĐÔNG
- BÀI THƠ ĐỒNG TÂM