Cám ơn chị Đinh Từ Bích Thúy, trong Ban biên tập tạp chí Da Màu, cũng là một luật sư tài giỏi, người đã dịch một số tác phẩm của tôi trên tạp chí Asymptote. NĐT.
Nguyên Tác:
NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN BẾN SÔNG
Nguyễn Đức Tùng
Mẹ tôi cần tìm mua một đứa trẻ làm con nuôi. Không phải cho bà, bà đã có nhiều con, trai gái đủ cả, mà cho cô em họ trên tỉnh, lấy chồng mười năm không con. Một lần mẹ tôi đến bến sông, dẫn tôi theo, có lẽ bà tin một thằng bé lên năm tuổi không thể biết gì về chuyện người lớn, và nếu có nhớ một lúc thì lớn lên cũng quên mất.
Mẹ tôi đã lầm.
Đó người đàn bà thứ mười bảy trong cái xóm nhỏ, ven sông, gồm mười bảy người đàn bà. Số đàn ông ít hơn nhiều vì họ phải đi lính hay nhảy bưng. Không ai để ý đến người phụ nữ trong căn nhà tranh cuối cùng, trên doi đất hẻo lánh, cuối bãi đất bồi gần sông, gọi là xóm hà. Đất bồi thì tốt, trồng bắp trồng đậu xanh ngắt. Năm nào cũng được mùa, nhưng đất bồi là đất mới, dễ lún, không thể làm nhà gạch vững chắc, người ở xóm hà bị dân làng coi thường cũng như đối với nghề chài lưới và những kẻ sống trên sông rạch, cũng như rất nhiều thành kiến khác của chúng ta, như người bổn xứ thì coi khinh kẻ ngụ cư, kẻ ngụ cư khinh kẻ mồ côi, kẻ mồ côi khinh bọn nằm vùng, bọn nằm vùng khinh me Mỹ me Pháp, rồi chính sau này đám ấy lại lùa phụ nữ đi lấy chồng ngoại kiều vân vân. Vậy, người đàn bà ở đó, một mình, trong căn nhà nhỏ, không bà con, không bạn, không ai hỏi thăm, không ai biết gì về chị, nửa đêm không ai gõ cửa, trong vườn nhà ấy những con gà lủi thủi kiếm ăn, gà trống không biết gáy, đồng hồ không điểm, lịch sử làng quê dừng lại đó.
Căn nhà ấy không có địa chỉ. Những người cán bộ bình định nông thôn đầu những năm 1960 đầu đội mũ nhựa vàng, mang sau lưng những cái bơm màu bạc rất nặng để phun thuốc diệt muỗi DDT, họ đi khắp hang cùng ngõ hẻm, phun loại thuốc nước màu trắng lên tất cả các bức tường, mùng màn chăn chiếu của nhà tôi, nhờ thế mà nạn muỗi mòng quả nhiên giảm bớt rất nhiều nơi vùng nông thôn ẩm thấp, dù sau này chất thuốc ấy bị phát hiện gây hại nên không dùng nữa thì nó vẫn cần được ghi công như một bước nhảy vọt lịch sử đẩy lùi căn bệnh sốt rét rừng do muỗi truyền, nỗi ám ảnh khủng khiếp của nông dân, vẫn quên bẵng không ghé vào căn nhà ấy. Người đàn bà không đi chợ, không qua đò, không ăn, không thắp đèn, không ai lui tới nhà chị trừ những người có nhu cầu đặc biệt như mẹ tôi.
Lúc ấy chị vừa sinh, lần thứ mười hay thứ mấy tôi không biết chính xác, được vài tháng, hết ở cữ. Đứa con bụ bẫm nằm trên nôi, mặt nhẹ nhõm, tay cầm một vật gì như đồ chơi, thấy người lạ không khóc, đứa bé nằm im, không ra vẻ chào đón hay phản đối. Tôi nhớ đó là bé trai nhưng cũng không chắc. Hai người đàn bà trò chuyện thì thầm với nhau, tôi ngồi trên bậc cửa, liếc nhìn cái nôi một lát đâm chán quay đi. Người đàn bà thứ mười bảy tiễn mẹ tôi ra cửa, mẹ tôi bịn rịn tiếc nuối, còn chị thì thở dài, tiếng thở dài của chị dài như một quãng đường. Hai người dừng lại trước thềm dột nước từ mái tranh, có cái chậu thau hứng nước mưa, một lúc lâu. Người đàn bà nói câu cuối cùng trước lúc chia tay, rất nhanh nhưng rõ, tôi nghe kịp.
Chị bảo mẹ tôi, em đã lỡ hứa với người ta rồi. Nhưng chị yên tâm chờ tới lượt khác em sẽ để dành cho chị. Tôi nhớ giọng nói ấy: dịu dàng, mộc mạc, không ra vẻ xin lỗi cũng không ra vẻ chào mời, thản nhiên nhưng không lạnh lùng, cách nói của một người không hài lòng với số phận nhưng cũng không căm ghét chi số phận ấy. Người đàn bà tiếp tục sống ở đó nhiều năm nữa, nhưng mẹ tôi hoàn toàn không nhắc gì đến chuyện đi tìm mua một đứa con nuôi khác. Rồi chiến tranh loạn lạc, tôi đi học xa quê, có lần về vội, qua trước ngôi nhà của người đàn bà, nhác thấy một cậu bé chín hay mười tuổi đứng chơi trong sân, không biết con nhà ai, có phải là thằng bé ngày trước không, tôi tò mò bước vào, nhưng vừa qua khỏi cái cổng tre, gặp bụi bông trang nở nỏ rực cao gần ngang đầu, thì không thấy nó đâu nữa.
Nguyễn Đức Tùng
Intro by Asymptote and Translation by Dinh Tu Bich Thuy:
“I have already promised the baby to someone else, she told my mother, but don’t you worry I’ll save the next one for you.
This week’s Translation Tuesday features the harrowing work of Nguyễn Đức Tùng. Illustrative language supports a narrative of unbelievable realism, as the speaker relates the acts of necessity during the Vietnam War that reverberated through the coming generations. Specific lives are pulled out of the polarizing and stereotyped recounting typical of that terrible war, and the author seizes on every chance to give intimate details of lives affected and bowled over. The narrator’s travels to a forgotten home, occupied by a woman who cannot keep but only gives, mirrors and subverts colonial narratives of inaccessibility and backwardness. In the end, the “The Woman by the River” thematizes hope and testifies to the possibility of stories surviving war and the smothering narratives that surround it.”
“My mother needed to find someone who would sell her a child. It would not be for her; she had given birth to several children, been provided with both boys and girls. The child would be for her cousin who lived in town and had been married for ten years but was still barren. One time my mother took me to the river for this mission, thinking a five-year-old boy like me wouldn’t understand grown-up affairs, or if I learned anything I would forget it as soon as I grew up.
But my mother was wrong.
The woman my mother visited was the seventeenth one. She lived by the river in a hamlet that consisted of seventeen women. The number of men who lived there was much lower, since most of them either had left home to join the Việt Cộng or had been drafted by the South Vietnamese Army. No one paid attention to the woman who lived on a bald, desolate hill, in the last thatched hut at the end of an alluvial strip that people called xóm hà, the river ghetto. The soil was fertile; corn and beanstalks that grew there were colored a lustrous, deep jade. Good harvests came every year, but alluvial soil was new soil—prone to subside—where no one could build sturdy brick homes, so the river-hamlet people were looked down upon by their inland neighbors, the same way fishermen and inlet dwellers were considered inferior to farmers. Prejudices fed upon the hierarchy of loyalties among us: natives against settlers, settlers against transients, transients against informants, informants against women consorting with Westerners, and so it went.
The woman lived there all alone, in a small house with no relatives, no friends, no callers, no one knowing anything about her, no one knocking on her door at midnight. In her garden her lonely chickens rutted and foraged, her rooster didn’t know how to crow, her clock didn’t chime. History of the river hamlet seemed to stop at her threshold.
Her house had no address. The rural health workers of the 1960s in their yellow hard hats and heavy silver DDT pumps, who sprayed a white substance on all the walls of our village, our mosquito nets, our blankets, our woven straw mattresses—and whose efforts represented a great leap forward in decimating the population of mosquitoes that spread malaria in many parts of the humid, swampy countryside—would diligently go through each and every house in the area and yet would always forget to stop at her house.
The woman didn’t go to the market, didn’t take the ferry to the other side of the river, didn’t eat, didn’t light her lamp at dusk. No one came to her house, except those with a particular need, like my mother.
At the time of our visit, the woman had given birth, the tenth time or more I couldn’t tell, anyhow it had been several months and she was out of her confinement period. The plump infant lay in the cradle, its face bright and alert, some small object—a toy, perhaps—clasped in its fist. It did not cry upon seeing strangers, but seemed content, neither needing nor resisting attention. I remember it was a boy, but now am not quite sure. The two women talked in whispers while I slouched near the threshold, eyeing the cradle until boredom set in and I turned my gaze elsewhere. The seventeenth woman walked with my mother to the door, my mother reluctant, sad, wanting to prolong the moment. The woman sighed, her sigh as long as the road ahead.
They lingered awhile past the entrance, where a tin basin was placed to collect rain water from a leaking roof. Before we took our leave, I could hear the woman speaking fast but clearly. I have already promised the baby to someone else, she told my mother, but don’t you worry I’ll save the next one for you. I remember her voice: soothing, serene, not quite apologetic, not quite welcoming, not quite heartless, the way someone neither fulfilled nor unhappy would sound.
The woman continued to live in her home by the river for several years after this encounter, but my mother no longer made any mention of buying another child for adoption. The war ruptured many lives. I went to school far away. Once, during a short holiday visit home, passing in front of the woman’s house, I caught a glimpse of a boy, nine or ten years old, playing in the courtyard. Whose child it was, or whether he was the baby I had seen years before, I had no idea. Curious, I ventured forth, but as soon as I crossed the house’s bamboo gate, where a thick clump of red peonies had grown almost as tall as my head, I lost sight of him.”
(Translated from the Vietnamese by Thuy Dinh)
Asymptote:
Nguyễn Đức Tùng was born in Quảng Trị, Central Vietnam, and is a Vietnamese-Canadian poet, literary critic, translator, and physician based in Vancouver, British Columbia. After fleeing Vietnam as a boat person, he settled in Canada in the 1980s and graduated from McMaster University. He specialized in general and emergency medicine, and completed residencies at the University of Toronto and the University of British Columbia. He has published Những Câu Chuyện về Sức Khỏe (Stories on Health, 2003); Đối Thoại Văn Chương với Trần Nhuận Minh (Literary Conversations with Trần Nhuận Minh, 2012); and Thơ Cần Thiết Cho Ai (Who Needs Poetry: Essays and Criticism, 2015). In addition, he has edited the following poetry anthologies: Thơ Đến Từ Đâu (Where Does Poetry Come From, 2010), and Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại (Forty Years of Vietnamese Poetry in Exile, 2017). His fiction, memoirs, and essays have appeared on several Vietnamese literary websites, such as Da Màu (Multitude), Tiền Vệ (Vanguard), Văn Việt (Vietnamese Arts and Letters), and Diễn Đàn Thế Kỷ (Century Forum).
Thuy Dinh is coeditor of the Vietnamese literary e-zine Da Màu. Her poetry translations have appeared in Asymptote, Prairie Schooner, Manoa, Rattle, Michigan Quarterly Review, and Santa Fe Broadside, among others. Green Rice, her co-translation of the selected poetry of Lâm Thị Mỹ Dạ, was published by Curbstone Press in 2005, and nominated for the Kiriyama Prize in 2006.
*****
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG CỦA TÁC GIẢ:
- THƯ GỞI CON TRAI NHÂN NGÀY TỰU TRƯỜNG 6
- DU TỬ LÊ, MẸ VỀ BIỂN ĐÔNG
- TRUYỆN NGẮN ALICE MUNRO: LY HƯƠNG
- TẢN VĂN NGUYỄN ĐỨC TÙNG: MẢNH VỠ CỦA BỨC TƯỜNG
- DU TỬ LÊ, NGÔN NGỮ TÌNH YÊU
- MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ MỘT CÁI GIẾNG BỎ HOANG TRONG ĐỜI
- ĐỌC THƠ: INRASARA, SỐNG NGHĨA LÀ TẠ ƠN
- THƯ GỞI CON TRAI 8
- LỜI AI ĐIẾU CHO NAM VIỆT NAM
- Nguyễn Viện: Thơ đến từ đâu
- KHI CÒN BÉ TÔI ĐỌC SÁCH
- THẦY DẠY VĂN CỦA TÔI
- XẬP XÒE ÉN LIỆNG
- MAO Ở VŨ HÁN
- TRĂNG MÀU MẬN CHÍN
- TRÔI VỀ NHẬT BẢN
- Nguyễn Trọng Tạo – Tuổi hợi cầm tinh